“Khám phá” những điều thú vị về dạ dày của trẻ sơ sinh

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Có thể mẹ chưa biết, dạ dày của trẻ sơ sinh khi mới chào đời có kích thước rất nhỏ chỉ cỡ bằng hạt đậu, vì vậy mỗi lần ăn dạ dày của bé chỉ chứ được khoảng từ 5-7ml sữa/lần. Đến khi trẻ được 6 tháng – 1 tuổi, kích thước dạ dày của bé tăng dần tương đương với một quả bưởi nhỏ và đã có thể chứa được khoảng từ 200-250 ml sữa/lần. Chính vì vậy nhu cầu ăn của trẻ qua từng giai đoạn cũng khác nhau. Bài viết sau đây xin cung cấp các thông tin để các bậc phụ huynh hiểu hơn về sự tăng trưởng kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh, bệnh lý về dạ dày mà trẻ sơ sinh thường hay gặp nhất và cách điều trị.

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh biến đổi như thế nào?

dạ dày của trẻ sơ sinh

Dạ dày của trẻ sơ sinh khi mới chào đời có kích thước rất nhỏ và tăng lên khi bé lớn hơn. (ảnh minh họa)

Dạ dày của trẻ sơ sinh tăng lên từng ngày, sau đây là tăng trưởng về kích thước dạ dày ở trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh 1-2 ngày tuổi

Trẻ mới chào đời, kích thước dạ dày của con chưa có sự giãn nở tốt, kích thước nhỏ chỉ chứa được khoảng 5-7ml sữa/lần, về hình dạng kích thước dạ dày bé lúc này chỉ tương đương với một hạt đậu. Chính vì vậy, những ngày đầu tiên mẹ không nên cho bé ăn (bú) quá nhiều khiến con dễ bị nôn trớ vì dạ dày của bé bị quá tải.

Trẻ sơ sinh ngày thứ 3-6 sau sinh

Sự biến đổi kích thước dạ dày của bé rất nhanh, nếu như 1-2 ngày đầu dạ dày của bé chỉ chứ được 5-7ml sữa thì đến ngày thứ 3-6 sau sinh dạ dày của trẻ đã có thể chứa được khoảng 30-60 ml sữa/lần, khi này kích thước dạ dày của con có hình dạng tương đương với 1 quả nho rồi mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Khi bé được 1 tháng tuổi, lúc này kích thước dạ dày của con đã to bằng quả trứng gà và có thể chứa được khoảng 150ml sữa/lần ăn.

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng – 1 tuổi

Khi con được gần 1 tuổi, dạ dày của bé đã tăng lên đáng kể tương đương với 1 quả bưởi nhỏ, lúc này có thể chứa được khoảng 200-250ml sữa/lần ăn. Và kích thước dạ dày của trẻ nhỏ hơn 5 lần so với dạ dày của người trưởng thành.

Dạ dày của trẻ sơ sinh dễ mắc phải bệnh gì?

trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. (ảnh minh họa)

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh đây là triệu chứng (hay bệnh lý) mà trẻ hay mắc phải nhất. Có 2 loại là trào ngược dạ dày thực quản là trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý đây là một triệu chứng không phải là bệnh lý. Có khoảng 2/3 số trẻ em mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản trong những năm đầu đời, thường gặp nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và các triệu chứng này thường chấm dứt khi bé được 12-24 tháng. Tuy nhiên cũng có một số trẻ sơ sinh bị trào ngược kéo dài sau đó diễn biến thành bệnh lý được gọi là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ là do thức ăn và dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, sau đó lên cổ họng và nôn trớ ra ngoài. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào nhưng chủ yếu thường xuất hiện ngay sau khi bé ăn (bú) xong.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, con thường nôn trớ thức ăn (sữa), trẻ quấy khóc, bỏ bú,… Nếu hiện tượng này kéo dài bé sẽ chậm tăng cân, hay khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần, con sợ ăn,… thì khi này nhiều khả năng bé đã bị trào ngược dạ dày bệnh lý.

Xử trí trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh như thế nào?

điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ bị trào ngược nhiều lần ba mẹ nên đưa con đến Chuyên khoa Nhi để được bác sĩ thăm khám và xử trí tốt nhất cho bé. (ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh có thể bị trào ngược dạ dày thực quản do thói quen ăn uống hàng ngày như ba mẹ nên điều chỉnh lại tư thế bú cho bé hợp lý, tránh tình trạng để bé vừa nằm ngửa vừa bú khi này khiến sữ xuống quá nhanh, dạ dày con nằm ngang nên bé dễ trớ, sặc thức ăn ra ngoài. Khoảng thời gian bú giữa 2 lần liên tiếp là khoảng 2 giờ. Sau khi bé bú xong, mẹ nên cho bé đứn khoảng 10-20 phút.

Với những trẻ bú bình, ba mẹ nên hạn chế cho bé ngậm giả nhiều. Cần điều chỉnh kích thước tia sữa ở núm vú cho phù hợp với bé, tránh tia sữa quá to khiến sữa chảy quá nhanh con dễ bị sặc.

Nếu trẻ bị trào ngược nhiều lần mà mẹ đã điều chỉnh thói quen ăn uống của bé nhưng không vẫn đỡ, ba mẹ hãy đưa con đến Chuyên khoa Nhi để được bác sĩ thăm khám và xử trí tốt nhất cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital