Coi chừng hậu quả bệnh viêm khớp dạng thấp

Là một loại bệnh lý tự miễn, viêm khớp dạng thấp kéo dài, tiến triển nhanh, ảnh hưởng xấu cuộc sống và sức khỏe bệnh nhân. Đặc biệt, khi biến chứng có thể để lại hậu quả bệnh viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng.

1. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh lý viêm khớp dạng thấp sẽ biến chứng với các tác động làm suy giảm chức năng của khớp cùng các hệ cơ quan khác.

1.1. Tại các khớp

Phổ biến nhất trong các biến chứng của viêm khớp dạng thấp là sự biến dạng của khớp. Chức năng hoạt động của khớp thoái hóa dần. Người bệnh thường thấy ngón tay co quắp, teo cơ ở bàn tay, bắp chân. Việc vận động, sử dụng khớp cổ tay, cổ chân gặp nhiều khó khăn và đau đớn.

Biến chứng của các bệnh lý cơ xương khớp

Phổ biến nhất trong các biến chứng của viêm khớp dạng thấp là sự biến dạng của khớp

1.2. Hệ thần kinh ngoại biên

Tác động của viêm thấp khớp khiến bệnh nhân thấy đau rát lòng bàn tay, bàn chân, đi kèm là cảm giác tê bì, bỏng rát, khó chịu.

1.3. Vùng mắt

Hệ thống mạch máu ở mắt bị ảnh hưởng khiến mắt bị tổn thương. Biểu hiện của người bệnh thường là mờ mắt, lóa, hoa mắt, mắt khô.

1.4. Máu

Vấn đề có thể gặp khi bệnh nhân dùng thuốc trị bệnh. Lúc này cơ thể vô cớ có vết bầm tím, chất thải có máu, chảy máu mũi. Chảy máu do tổn thương sẽ kéo dài và khó cầm máu.

1.5. Da và xương

Phồng da, ban đỏ, loét da là những dấu hiệu thường thấy của người bệnh. Thêm vào đó là nguy cơ mắc hoặc thêm trầm trọng chứng loãng xương.

Viêm khớp và những hậu quả không thể coi thường

Phồng da, ban đỏ, loét da là những dấu hiệu thường thấy của người viêm khớp dạng thấp

1.6. Các tạng

Một số biến chứng khác của viêm khớp dạng thấp tới các bộ phận bên trong như:

– Tim: Bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh suy tim, mạch vành,…

– Phổi: Tình trạng ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở, hô hấp kém,…

– Thận: Chứng suy thận

Ngoài ra, còn nhiều biến chứng khác nữa nếu viêm thấp khớp không được điều trị đúng cách – đúng lúc.

2. Viêm khớp dạng thấp và những hậu quả không thể coi thường

Những biến chứng kể trên là cơ sở dẫn tới hậu quả khó lường của viêm khớp dạng thấp.

2.1. Hậu quả bệnh viêm khớp dạng thấp tới khả năng vận động và lao động

Vì ảnh hưởng tới cấu tạo và chức năng của khớp, viêm thấp khớp khiến gặp người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động mang theo những cơn đau đớn.

Hậu quả tới khả năng vận động và lao động

Viêm thấp khớp khiến gặp người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động cùng đau đớn

Theo các chuyên gia, khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Tỷ lệ mất khả năng vận động bình thường là 44%, mất nghiêm trọng sau 5 năm là 16%. Chỉ sau 10 năm, con số này sẽ tăng tới 40-60%. Người bệnh bị cứng khớp, dính khớp, khớp bị biến dạng. Nguy hiểm hơn là tình trạng tàn phế khi bệnh ở giai đoạn cuối.

2.2. Viêm khớp đe dọa tới tính mạng

Khi lan tới tim, viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch tới 4 lần. Thống kê cho thấy 30% bệnh nhân có biến chứng về tim mạch. Một nửa trong số đó có thể tử vong. Ngoài ra, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng thấp hơn so với bình thường.

2.3. Hậu quả bệnh viêm khớp dạng thấp với phái nữ

So với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần. Trong đó, 25% trường hợp gặp khó khăn trong thụ thai. Đáng nói là với những phụ nữ không mắc viêm khớp, chỉ có 16% khó mang thai.

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ mất vài tuần tới vài tháng là viêm khớp dạng thấp có thể chuyển sang giai đoạn khác. Do vậy khi người bệnh có các triệu chứng như sốt, suy nhược, gầy yếu, tê đầu chi kéo dài,… cần tới cơ sở y tế thăm khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hậu quả bệnh viêm khớp dạng thấp đe dọa tới tính mạng

Người bệnh khi sốt, suy nhược, gầy yếu, tê đầu chi kéo dài,… cần tới cơ sở y tế thăm khám ngay

3. Học cách phòng ngừa trước khi nhận hậu quả bệnh viêm khớp dạng thấp

Từ những hệ quả trên, chúng ta không thể không chủ động chặn trước căn bệnh viêm khớp dạng thấp đáng sợ này.

3.1. Điều trị

Trước hết, bệnh nhân cần nghiêm túc phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh sử dụng thuốc phải theo chỉ định, tránh trường hợp tự ý mua và uống thuốc dẫn tới ảnh hưởng về khớp và tạng.

3.2. Dinh dưỡng

Trong dinh dưỡng hàng ngày, chế độ ăn lành mạnh, hợp lý là không thể thiếu. Bệnh nhân ăn đủ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Vitamin D, B, K, canxi, collagen, axit folic là những chất cần bổ sung cho sụn khớp và khung xương. Với dầu ăn nên dùng dầu thực vật chứa omega 3 như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân,… Các thực phẩm được khuyên dùng là thịt lợn, thịt gia cầm như gà, vịt, thịt bò, cá, tôm cua, lúa mì, lúa mạch,… Người bệnh nên uống thêm sữa phù hợp để không bị thiếu chất.

Học cách phòng ngừa trước khi nhận hậu quả bệnh xương khớp

Vitamin D, B, K, canxi, collagen, axit folic là những chất cần bổ sung cho sụn khớp và khung xương

3.3. Lối sống

Với người bị viêm khớp dạng thấp, dù gặp đôi chút khó khăn trong vận động nhưng không thể bỏ qua. Một lối sống lành mạnh, một chế độ tập thể dục đều đặn, phù hợp thể trạng sẽ giúp cải thiện đáng kể bệnh lý.

Và dù là phương pháp nào, người bệnh cũng cần chú ý tái khám thường xuyên. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và điều chỉnh phương thức điều trị phù hợp. Nếu có các bất thường xảy ra, bệnh nhân sẽ được tư vấn và xử lý kịp thời. Hệ quả của viêm khớp nhờ đó được ngăn chặn và phòng ngừa đúng cách.

Thông qua bài viết trên, hy vọng mọi người đã phần nào hiểu rõ hơn về những hệ lụy, biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp. Từ đó, mỗi người chủ động ngăn ngừa chúng, an tâm sống khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital