Cần phải làm gì khi có polyp trong đại tràng? Đây là một trong số các bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh có nguy cơ biến thành ung thư đại tràng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy plolyp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Polyp đại tràng là gì?
Có polyp trong đại tràng là khi xuất hiện các tế bào hình thành bất thường trên bề mặt và trong lòng, thành của ruột già. Phần lớn các polyp được tìm thấy là lành tính. Phân loại polyp bao gồm các hình thái sau:
1.1 Polyp tuyến
Có khoảng ⅔ polyp là polyp tuyến và 90% có kích thước < 1,5cm. Nguy cơ mắc ung thư đại tràng phụ thuộc vào kích thước polyp > 2cm và thành phần nhung mao. Lưu ý rằng gần như tất cả các polyp ác tính là polyp tuyến. Polyp tuyến gồm 3 loại:
– Tuyến ống (tubular): Xuất hiện ở bất cứ đoạn nào ở đại tràng và có cuống
– Tuyến nhung mao (vilous): Loại này không có cuống và thường xuất hiện ở trực tràng. Đây là loại có nguy cơ ác tính cao nhất
– Tubulovilous: Tuyến ống – nhung mao
1.2 Polyp răng cưa
Nguy cơ polyp răng cưa trở thành ung thư tùy thuộc vào vị trí và kích thước của chúng.
– Polyp răng cưa nhỏ, không cuống và kích thước <5mm nằm ở cuối đại trực tràng là polyp tăng sản. Loại này hiếm khi trở thành u ác tính.
– Polyp răng cưa lớn, không cuống nằm ở đoạn đầu trực tràng rất khó phát hiện và mang nguy cơ ung thư cao.
1.3 Polyp viêm
Polyp dạng này xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn. Loại polyp này không phải là mối đe dọa nhưng nếu bệnh nhân từng mắc 2 bệnh kể trên thì sẽ tăng nguy cơ bị ung thư.
1.4 Polyp di truyền
Polyp di truyền thường xuất hiện ở bệnh nhân có người thân trong gia đình từng bị bệnh. Các bệnh nhân này thường có biểu hiện bệnh lý kèm theo ở các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu bệnh nhân có gen đột biến di truyền thì sẽ càng dễ bị ung thư.
2. Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh polyp đại tràng
Polyp đại tràng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào và do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số tác nhân chính có thể gây bệnh là:
2.1 Chế độ sinh hoạt, ăn uống
– Sử dụng nhiều dầu mỡ, thực phẩm không hợp vệ sinh
– Hút thuốc lá, uống bia rượu
– Những người béo phì, cân nặng tăng đột biến trong thời gian ngắn
– Ít vận động, ngồi nhiều
– Người thường xuyên thức khuya quá 11 giờ, căng thẳng, mệt mỏi
2.2 Tuổi tác gây ra có polyp trong đại tràng
Theo các nghiên cứu và thống kê cho thấy khoảng 90% trường hợp bị polyp ở độ tuổi trên 50. Rất ít các trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi trẻ hơn. Nguyên nhân là do khi càng lớn tuổi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể càng kém đi. Các bác sĩ khuyên những người trên 50 tuổi nên khám bệnh định kỳ.
2.3 Tiền sử gia đình
Nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị polyp thì bạn sẽ nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh. Vì vậy bạn cần chú ý tới những thay đổi bất thường của cơ thể.
3. Tìm hiểu về quá trình điều trị polyp
Khi có các kiến thức về điều trị polyp sẽ giúp bạn bớt lo lắng. Hiện nay với các kỹ thuật y tế tiên tiến việc cắt bỏ polyp không còn quá khó khăn.
3.1 Có polyp trong đại tràng khi nào cần cắt bỏ?
Bệnh nhân cần kiểm tra đại tràng định kỳ để phát hiện và loại bỏ polyp. Khi nội soi đại tràng nếu phát hiện ra các khối polyp bác sĩ sẽ cắt bỏ. Việc làm này sẽ giúp loại trừ nguy cơ polyp phát triển thành ung thư.
3.2 Quy trình thực hiện
Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm có gắn đầu camera vào trong đại tràng để quan sát vị trí tổn thương và cắt bỏ polyp. Các bước thực hiện:
– Bước 1: Bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, rửa ruột và làm sạch đại tràng trước khi nội soi
– Bước 2: Kiểm tra người bệnh và thực hiện gây mê
– Bước 3: Sử dụng ống nội soi để xác định vị trí tổn thương và các vị trí của polyp
– Bước 4: Dùng dụng cụ y tế chuyên khoa để cắt bỏ hoặc đốt polyp. Với polyp có kích thước lớn sẽ phải cắt nhỏ chúng thành nhiều mảnh
– Bước 5: Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ sinh thiết khối u để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư. Nếu có dấu hiệu u ác tính bệnh nhân cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra.
3.3 Cắt polyp đại tràng có gây đau không?
Mổ nội soi polyp là thủ thuật đơn giản, an toàn và ít gây tai biến. Bệnh nhân được tiêm thuốc mê trước khi thực hiện. Sau khi thuốc hết tác dụng bệnh nhân chỉ đau nhẹ và nhanh chóng biến mất sau vài ngày. Bên cạnh đó do phần niêm mạc đại tràng không tạo cảm giác đau nên khi cắt polyp không gây đau đớn.
Phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả cao, giảm nguy cơ tái phát, tiết kiệm tài chính và rút ngắn thời gian nằm viện.
4. Những biến chứng có thể xảy ra sau cắt polyp
Sức khỏe của bệnh nhân sẽ phục hồi sau vài ngày phẫu thuật. Tuy phương pháp nội soi tương đối an toàn nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ xảy ra biến chứng:
– Trực tràng tiết nhiều dịch, chảy máu, đau bụng
– Chóng mặt, buồn nôn, sốt
– Vùng hậu môn phù nề
– Tức ngực, khó thở, ho
– Bụng co cứng, chướng bụng
– Phân có màu sắc khác thường: Màu đen hoặc có lẫn máu
Nếu gặp phải các triệu chứng trên bạn cần tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.
5. Các lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau khi nội soi cắt polyp
– Bệnh nhân cần có người nhà đi cùng sau khi xuất viện. Không nên tự điều khiển xe cộ sau phẫu thuật
– Sau khi mổ bệnh nhân cần nghỉ ngơi và nhịn ăn 2 tiếng để theo dõi. Uống nước từ từ từng thừa nhỏ. Khi tình trạng sức khỏe khá hơn bệnh nhân có thể ăn thêm rau xanh, trái cây, sữa và các thực phẩm dễ tiêu hóa
– Hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua cay, đồ chế biến sẵn
– Chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh bê vác nặng sau khi phẫu thuật
– Hạn chế rặn khi đi đại tiện. Cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để tránh bị táo bón.
6. Nên làm gì để phòng tránh polyp tại đại tràng
– Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế ăn đồ nướng, đồ chiên rán
– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng và lo âu quá mức
– Thường xuyên rèn luyện bằng cách tập thể dục thể thao
– Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây tổn thương cho hệ tiêu hóa
– Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát và phát hiện bệnh sớm
Trên đây là những điều cần làm khi có polyp trong đại tràng. Mong rằng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn trong việc điều trị và phòng bệnh hiệu quả.