Trong các phương pháp niềng răng, niềng răng bằng mắc cài trong suốt là phương pháp tân tiến nhất, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ cũng như tính tiện dụng. Vậy ai có thể thực hiện niềng răng mắc cài trong suốt?
Menu xem nhanh:
1. Niềng răng mắc cài trong suốt là phương pháp gì?
Niềng răng trong suốt (niềng răng Invisalign) là phương pháp là sử dụng khay niềng có màu sắc trong suốt để đeo lên răng, từ đó giúp nắn chỉnh những khuyết điểm và đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, tính thẩm mỹ được đảm bảo và người bệnh không gặp khó khăn gì khi ăn nhai.
2. Niềng răng bằng mắc cài trong suốt có ưu & nhược điểm gì?
2.1 Ưu điểm
– Áp dụng công nghệ tân tiến, giúp khắc phục hiệu quả khuyết điểm của răng.
– Người dùng có thể dễ dàng quan sát sự thay đổi của răng và kết quả niềng răng hoàn thiện trên phần mềm 3D.
– Chất liệu của khay nhựa lành tính và được chứng nhận an toàn cho sức khoẻ người bệnh.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
– Dễ dàng tháo lắp khay niềng khi vệ sinh răng miệng hay ăn uống.
2.2 Nhược điểm
– Là một trong những phương pháp có chi phí cao nhất, nên người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
– Người dùng dễ lạm dụng tháo ra quá nhiều, trong khi cần phải đeo đủ 22h/ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Niềng răng trong suốt phù hợp với đối tượng nào?
– Răng bị khớp cắn sâu: Đây là trường hợp các răng cửa hàm trên gần như che phủ răng cửa hàm dưới.
– Răng bị khớp cắn ngược: Tình trạng này xảy ra khi răng cửa hàm dưới chìa ra ngoài so với răng cửa hàm trên.
– Răng bị khớp cắn chéo: Với kiểu khuyết điểm này, một số răng hàm trên sẽ nằm trong răng hàm dưới chứ không nằm hoàn toàn bên ngoài như bình thường.
– Răng bị thưa: Giữa 2 răng hoặc nhiều răng có khe hở, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh có nguy cơ bị các bệnh lý răng miệng.
– Răng bị khớp cắn hở: Khi bị tình trạng này, người bệnh sẽ không thể chạm 2 hàm với nhau.
– Răng mọc chen chúc, khấp khểnh: Đây là trường hợp hàm của bạn không còn khoảng trống khi các răng mọc trước đã mọc khít nhau, khiến các răng sau mọc chen chúc, vị trí bất thường, thi thoảng bị đẩy lên phía trước hay lùi phía sau.
4. Một số thắc mắc xoay quanh niềng răng trong suốt
4.1 Có phải nhổ răng khi niềng răng trong suốt không?
Dù thực hiện bất kỳ phương pháp niềng răng nào, vấn đề bạn có cần nhổ răng không còn phải phụ thuộc vào tình trạng sau khi bác sĩ thăm khám và đánh giá. Nếu răng bị xô lệch hoặc mọc sai quá nhiều thì vẫn cần phải nhổ răng trước khi niềng.
4.2 Một lộ trình cần bao nhiêu khay niềng?
Trong quá trình niềng răng trong suốt, người dùng cần sử dụng 30 – 40 khay niềng, trung bình sẽ thay khoảng 2 tuần/lần. Bên cạnh đó, người dùng phải đeo tối thiểu 22h/ngày và chỉ tháo ra khi thực sự cần thiết để không ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
4.3 Cần lưu ý gì khi niềng răng trong suốt?
Khi thực hiện đeo loại niềng này, bạn cần chú ý một số điều sau:
– Chú ý cách vệ sinh khay niềng đúng cách. Không để khay tiếp xúc với nước nóng, cần vệ sinh khay thường xuyên khi tháo ra và đeo lại để đảm bảo vi khuẩn không bám trong khay và xâm nhập vào khoang miệng.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải mềm, cố gắng chải từng kẽ nhỏ, sử dụng thêm một số phương pháp làm sạch khác như chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước….
– Ăn những đồ ăn mềm, không ăn những đồ cứng dai, tránh uống nước quá nóng hay quá lạnh để không ảnh hưởng đến khay niềng. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa đồ ăn vặt, đồ ngọt để ngăn chặn mảng bám hình thành.
– Tránh để khay niềng ố vàng bằng cách hạn chế tối đa đồ uống có màu, có đường hay có tính axit cao. Khi sử dụng những đồ uống này, người dùng cần tháo khay niềng và súc miệng khi lắp trở lại.
– Bỏ thói quen hút thuốc lá vì không những gây hại cho màu răng, men răng mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
– Bảo quản giữ gìn khay niềng cẩn thận, tránh làm mất vì toàn bộ khay đều được sản xuất tại Mỹ. Nếu làm mất thì sẽ phải đặt làm lại ở Mỹ, thời gian chờ đợi lâu và ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “niềng răng bằng mắc cài trong suốt”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết nhé.