Có những phương pháp nội soi thực quản nào?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Nội soi thực quản là thủ thuật thăm dò chức năng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thực quản. Hiện có 3 phương pháp nội soi thực quản là: nội soi qua đường miệng, nội soi qua đường mũi và nội soi không đau. Các phương pháp nội soi này được tiến hành như thế nào? Người bệnh cần lưu ý gì trước và sau khi thực hiện?

1. Nội soi thực quản là gì?

Phương pháp này được dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thực quản. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có gắn camera và đèn chiếu sáng đi qua họng và dọc theo chiều dài thực quản.

Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ tại niêm mạc. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và chỉ định các can thiệp cần thiết.

Nội soi thực quản giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thực quản

Nội soi thực quản giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thực quản

2. Ý nghĩa của nội soi thực quản

Phương pháp này có khả năng phát hiện các bất thường ở lớp lót của thực quản. Trong đó phổ biến là:

Viêm loét thực quản: tình trạng lớp niêm mạc thực quản có các vết viêm loét.

– Chảy máu thực quản.

– Polyp thực quản: khối tế bào tăng sinh có hình dạng giống khối u trên niêm mạc thực quản.

– Bệnh Celiac: là chứng bệnh làm tổn thương bề mặt ruột, khiến cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

– Co thắt thực quản: là hiện tượng cơ trơn của thực quản co giãn không hiệu quả. Điều này dẫn đến đường di chuyển thức ăn xuống dạ dày bị cản trở.

– U thực quản: có mô phát triển không bình thường trong thực quản.

Trào ngược dạ dày – thực quản: là hiện tượng acid dịch vị hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây nhiều khó chịu.

Nội soi tiêu hóa tại Hệ thống Y tế Thu Cúc ứng dụng công nghệ nội soi NBI 5P hiện đại. Công nghệ này sở hữu dải tần ánh sáng hẹp có khả năng xuyên qua lớp niêm mạc. Từ đó, nó có thể ghi lại các tổn thương trên bề mặt niêm mạc và cả ở hệ mao mạch nuôi dưỡng niêm mạc. Ngoài ra, NBI 5P còn có khả năng phóng đại hình ảnh đến hàng trăm lần và tiếp cận tổn thương ở vị trí gần nhất (từ 2 – 6mm).

Chính hình ảnh sắc nét thu được sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện các bất thường dù là nhỏ nhất tại thực quản, đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Thêm vào đó, nội soi NBI 5P còn có thể chỉ điểm các tổ chức tiền ung thư từ khi mới manh nha. Đồng thời bác sĩ có thể loại bỏ tổ chức tiền ung thư ngay trong quá trình nội soi.

3. Khi nào cần nội soi thực quản?

Kỹ thuật thăm dò chức năng này được chỉ định cho các trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường như:

Đau thượng vị (phần bụng trên rốn).

– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

– Buồn nôn, ăn uống giảm sút.

– Nuốt vướng, nuốt nghẹn.

– Khó thở, nóng rát ở ngực, có cảm giác vướng dị vật ở thực quản.

– …

Khi có các dấu hiệu kể trên, người bệnh cần thăm khám và thực hiện nội soi càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, phương pháp này còn được chỉ định cho những người khỏe mạnh bình thường muốn kiểm tra tầm soát ung thư thực quản.

Nội soi thực quản càng sớm càng tốt khi có các biểu hiện bất thường

Nội soi càng sớm càng tốt khi có các biểu hiện bất thường

4. Các phương pháp nội soi thực quản

Nội soi tiêu hóa nói chung là nỗi “ám ảnh” đối với rất nhiều người. Tâm lý này đến từ nỗi lo sợ cảm giác buồn nôn, khó chịu, đau đớn khi thực hiện. Tuy nhiên, với bước tiến của khoa học hiện đại, các phương pháp nội soi không đau đã khiến nội soi thực quản nói riêng và nội soi tiêu hóa nói chung không còn đáng sợ.

Hiện nay, có 3 phương pháp thực hiện nội soi được ứng dụng phổ biến. Đó là nội soi qua đường miệng, nội soi qua đường mũi và nội soi không đau gây mê ngắn.

4.1. Nội soi thực quản qua đường miệng

Ống nội soi được đưa vào thực quản thông qua miệng. Ống nội soi chạm vào vòm họng, đáy lưỡi trong khi người bệnh đang tỉnh táo nên có thể gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.

4.2. Nội soi thực quản qua đường mũi

Bên cạnh nội soi truyền thống, Hệ thống Y tế Thu Cúc còn triển khai nội soi qua đường mũi. Phương pháp này mang đến cho người bệnh trải nghiệm êm ái, dễ chịu.

Cụ thể, ống nội soi được đưa vào thực quản thông qua lỗ mũi đã được xịt tê. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo nhưng không hề buồn nôn hay đau đớn. Lý do là bởi ống nội soi không chạm vào đáy lưỡi – vòm khẩu cái.

4.3. Nội soi không đau

Người bệnh sẽ được đưa vào trạng thái ngủ an thần nhờ bơm tiêm điện tự động. Dựa vào các chỉ số cơ thể của người bệnh (chiều cao, cân nặng, độ tuổi, giới tính…), thiết bị này sẽ tính toán lượng thuốc mê phù hợp. Người bệnh ngủ ngon trong suốt quá trình thực hiện kéo dài khoảng 15 – 20 phút.

Sau khi kết thúc nội soi, người bệnh sẽ nhanh chóng tỉnh táo trở lại. Người bệnh không cảm thấy mệt mỏi vì lượng thuốc mê vừa đủ và thời gian gây mê ngắn.

Có 3 phương pháp nội soi thực quản

Có 3 phương pháp nội soi thực quản

5. Những lưu ý trước khi nội soi thực quản

Người bệnh cần chú ý những điều sau trước khi thực hiện nội soi:

– Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước nội soi.

– Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng thuốc.

– Người có tiền sử bệnh tim mạch, hen suyễn cần được kiểm tra kỹ trước khi nội soi.

– Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ; chú ý hơi thở, tư thế nằm,… đúng theo hướng dẫn. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi nhất.

6. Những lưu ý sau khi nội soi

Sau khi kết thúc quá trình nội soi, người bệnh cần chú ý:

– Người bệnh không nên quá lo lắng khi gặp một số triệu chứng như rát họng, chướng bụng, đầy hơi,… Không phải ai cũng gặp những triệu chứng này và chúng sẽ nhanh chóng biến mất.

Không nên khạc nhổ, có thể súc miệng với nước muối loãng.

– Khoảng 2 giờ sau khi kết thúc kỹ thuật nội soi, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Chẳng hạn như: cháo, súp, các món hầm nhừ, uống sữa nguội,…

– Tránh rượu, bia, thuốc lá, thắc ăn cay nóng, cà phê, trà, nước ngọt có gas, những thực phẩm khó tiêu như lạp xưởng, xúc xích,…

– Tuân thủ những tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện.

– Tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là thông tin về các phương pháp nội soi thực quản. Đồng thời bài viết cũng cung cấp những điều người bệnh cần lưu ý trước và sau khi thực hiện. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp nội soi phù hợp và có quá trình nội soi nhẹ nhàng, hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital