Có nên nhổ răng khôn không, chuyên gia giải đáp

Tham vấn bác sĩ

“Có nên nhổ răng khôn không” là vấn đề rất nhiều người thắc mắc khi đề cập đến sức khỏe răng miệng. Sự xuất hiện của răng khôn đem đến không ít phiền toái cho người bệnh. Đau nhức, ảnh hưởng tới các răng liền kề, là những lý do khiến nhiều người phải cân nhắc đến việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên, nhổ răng khôn liệu có phải là quyết định sáng suốt? Bài viết sau của Thu Cúc TCI sẽ phân tích chi tiết câu trả lời cho câu hỏi này để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn, còn được gọi là răng số 8, thường chỉ mọc ở tuổi trưởng thành. Có nên nhổ răng khôn không? Câu trả lời là: Tùy trường hợp, một số trường hợp không cần nhổ răng khôn; trong khi một số trường hợp khác thì nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.

Giải đáp chi tiết thắc mắc: Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn, còn được gọi là răng số 8, thường chỉ mọc ở tuổi trưởng thành.

1.1. Tổng hợp các trường hợp răng khôn không cần nhổ

Một số trường hợp, răng khôn không cần nhổ; đó là những trường hợp mà trong đó, sự xuất hiện của răng khôn không gây ra bất kỳ một vấn đề sức khỏe răng miệng nào. Cụ thể, dưới đây là một số trường hợp như thế:

– Răng khôn mọc đầy đủ và thẳng với các răng khác.

– Răng khôn có thể được vệ sinh một cách hiệu quả, không có vấn đề về tích tụ thức ăn thừa hay mảng bám.

– Răng khôn không gây đau nhức hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

– Răng không không gây viêm nướu và các bệnh lý nha khoa khác.

– Răng khôn không làm ảnh hưởng đến cấu trúc hàm (không làm thay đổi khớp cắn hoặc không gây áp lực lên cấu trúc hàm).

Mặc dù không cần nhổ, răng khôn trong những trường hợp trên vẫn cần theo dõi định kỳ tại các phòng nha uy tín để đảm bảo tình trạng của răng khôn không thay đổi theo thời gian và không phát triển các vấn đề về sau.

1.2. Trường hợp răng khôn nên nhổ

Một số trường hợp khác, răng khôn nên nhổ, không trì hoãn. Dưới đây là một số trường hợp nên xem xét nhổ răng khôn:

– Răng khôn mọc lệch hoặc răng khôn mọc ngầm: Răng khôn mọc lệch ra ngoài hoặc vào trong, răng khôn mọc ngầm dưới nướu, gây áp lực lên các răng liền kề, dẫn đến đau nhức, và nhiều vấn đề khác trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

– Răng khôn mọc không đủ không gian, xô các răng liền kề, gây ra các vấn đề về khớp cắn.

– Răng khôn gây đau đớn không kiểm soát được.

– Răng khôn không thể được vệ sinh một cách hiệu quả, có vấn đề về tích tụ thức ăn thừa hay mảng bám.

– Răng khôn gây viêm nướu và các bệnh lý nha khoa khác.

– Răng khôn làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Trước khi quyết định nhổ răng khôn, bạn nên thăm khám và chụp X-quang tại các phòng khám nha uy tín để nha sĩ đánh giá chính xác tình trạng răng khôn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho bạn.

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu, gây áp lực lên các răng liền kề, dẫn đến đau nhức, và nhiều vấn đề khác trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu, gây áp lực lên các răng liền kề.

2. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không: Những vấn đề tiềm ẩn?

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa phổ biến và thường an toàn. Tuy nhiên, như mọi tiểu phẫu khác, nó cũng tiềm ẩn một số vấn đề, đặc biệt là nếu răng khôn mọc ngầm hoặc mọc ở vị trí phức tạp. Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra khi nhổ răng khôn:

– Đau nhức, sưng: Đây là tình trạng phổ biến sau khi nhổ răng khôn. Đau nhức, sưng thường kéo dài vài ngày và có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc giảm đau và các biện pháp chăm sóc tại nhà.

– Chảy máu: Chảy máu sau nhổ răng khôn cũng là một tình trạng phổ biến.

– Viêm ổ răng khô: Viêm ổ răng khô là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi nhổ răng khôn, xảy ra khi cục máu đông tại chỗ nhổ răng khôn không hình thành hoặc bị rơi ra quá sớm, để lộ xương và các dây thần kinh, gây đau đớn nghiêm trọng.

– Nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể xuất hiện nếu vi khuẩn xâm nhập vào vị trí răng đã nhổ.

– Tổn thương dây thần kinh: Mặc dù hiếm gặp, nhưng trong một số trường hợp, thủ thuật nhổ răng khôn có thể làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn ở môi, lưỡi hoặc má.

Trong những vấn đề trên, có những vấn đề là tất yếu như đau nhức, sưng hay chảy máu sau nhổ răng khôn. Để chúng nhanh biến mất, quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn và thực hiện nghiêm túc các cuộc hẹn theo dõi của nha sĩ. Những hướng dẫn chăm sóc răng miệng đó có thể là:

– Sử dụng túi chườm lạnh đặt lên mặt, bên ngoài vùng phẫu thuật để giảm sưng và đau nhức;

– Sử dụng thuốc giảm đau;

– Tránh súc miệng mạnh hay sử dụng ống hút trong vài ngày đầu tiên sau nhổ răng khôn;

– Tránh vệ sinh vị trí nhổ răng khôn bằng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng trong 24 giờ sau nhổ răng khôn, để không làm ảnh hưởng đến cục máu đông;

– Tránh nhai bằng phía có răng khôn vừa nhổ. Ăn thức ăn mềm, không ăn thức ăn cay hoặc quá nóng hay quá lạnh;

Đối với những vấn đề còn lại, bạn cũng hoàn toàn có thể hạn chế chúng, bằng cách lựa chọn cẩn thận phòng nha để nhổ răng khôn. Một phòng nha uy tín, quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến… có thể đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung cho bạn, sau nhổ răng khôn.

Đối với những vấn đề còn lại, bạn cũng hoàn toàn có thể hạn chế chúng, bằng cách lựa chọn cẩn thận phòng nha để nhổ răng khôn.

Một phòng nha uy tín có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn sau nhổ răng khôn.

Sau nhổ răng khôn, nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe, liên hệ với nha sĩ của mình càng sớm càng tốt, để được hỗ trợ kịp thời.

Quyết định “có nên nhổ răng khôn không” phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại và các lợi ích cũng như rủi ro liên quan đến thủ thuật nhổ răng khôn. Để đưa ra quyết định tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ, người có thể đánh giá tình trạng cụ thể của bạn và đưa ra lời khuyên chuyên nghiệp. Cuối cùng, dù quyết định có là gì, quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo mọi can thiệp nha khoa đều phải nhằm mục đích cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn, bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital