Mật ong nổi tiếng là thực phẩm tốt với sức khỏe con người. Không chỉ cung cấp dưỡng chất mà đây còn là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Rất nhiều phương thuốc đều sử dụng mật ong làm nguyên liệu chính. Dẫu vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng mật ong thường xuyên. Vậy người bệnh xơ gan có uống được mật ong không, cùng tìm câu trả lời ở bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu xơ gan là bệnh gì?
Xơ gan là bệnh mạn tính của gan, đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và lâu dần khiến chức năng gan suy giảm. Một số nguyên nhân gây xơ gan phổ biến bao gồm:
– Uống rượu trong thời gian dài, uống liên tục với lượng lớn
– Nghiện rượu
– Viêm gan siêu vi B, C
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, điển hình như xơ gan cổ trướng. Đây là giai đoạn gan bị tổn thương nặng nề, gan gần như không thể hoạt động, mất đi chức năng trao đổi chất. Nghiêm trọng hơn, lúc này nước xuất hiện trong ổ bụng gây chèn ép các phủ tạng và làm thay đổi cấu trúc tế bào gan, làm gan xơ hóa.
2. Con đường tiến triển của bệnh lý xơ gan
Xơ gan được chia thành 4 giai đoạn theo mức độ tiến triển của bệnh, cụ thể như sau:
2.1. Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn gan bắt đầu có dấu hiệu xơ hóa; các mô, tế bào gan bắt đầu tổn thương. Ở giai đoạn này, dấu hiệu cảnh báo thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn thậm chí không có biểu hiện. Điều này khiến cho hầu hết người bệnh không phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Một số biểu hiện mà chúng ta cần lưu ý bao gồm:
– Đau bụng
– Mệt mỏi
– Sốt nhẹ
– Chán ăn
– Sụt cân
2.2. Giai đoạn 2
Là giai đoạn gan bắt đầu xơ hóa nhiều hơn. Các tế bào gan bị tổn thương tạo thành mô liên kết dư thừa và lây lan sang các khu vực lân cận. Biểu hiện ở giai đoạn 2 khá tương đồng với giai đoạn 1 nhưng mức độ nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện một số dấu hiệu mới như:
– Vàng da
– Vàng mắt
– Nước tiểu sẫm màu
2.3. Giai đoạn 3
Mức độ tổn thương và xơ hóa nhiều hơn gây ra tình trạng rối loạn, suy giảm chức năng gan. Độc tố tích tụ bên trong cơ thể có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài những biểu hiện giống với 2 giai đoạn trước thì ở giai đoạn 3 xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
– Đau vùng gan
– Cơ thể suy nhược
– Chán ăn
– Sụt cân nghiêm trọng
– Hiện tượng vàng mắt, vàng da rõ hơn
– Buồn nôn, nôn ói
2.4. Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối của xơ gan, nguy hiểm nhất. Các tế bào, mô gan gần như đã bị xơ hóa hoàn toàn, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng. Điển hình như là:
Xơ gan cổ trướng do tích tụ dịch dưới khoang bụng
– Xuất huyết
Tuy nhiên, có một số trường hợp mắc bệnh gan mạn tính không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, diễn biến âm thầm, tiến triển thành xơ gan, ung thư gan gây tử vong sớm.
3. Giải đáp: Người bị xơ gan có uống được mật ong không?
3.1. Mắc bệnh xơ gan có uống được mật ong không?
Người bệnh xơ gan cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm nạp vào cơ thể vì chúng có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Nhiều người băn khoăn liệu người bị xơ gan có uống được mật ong không. Chuyên gia giải đáp rằng họ vẫn có thể uống mật ong, tuy nhiên chỉ nên uống vừa phải và cẩn trọng với nguồn gốc.
Mật ong là thực phẩm chứa lượng đường lớn, do đó có thể gây tăng đường huyết nếu uống nhiều, liên tục. Việc tăng đường huyết cũng làm tổn thương đến gan. Không những thế, trong mật ong chứa fructose – một loại đường cần gan xử lý. Vì vậy, người bệnh xơ gan nên hạn chế lượng mật ong nạp vào cơ thể để không gây áp lực tới hoạt động của gan.
3.2. Người bệnh xơ gan có uống được mật ong không và liều lượng như thế nào thì hợp lý?
Như đã đề cập ở trên, người bệnh xơ gan nên hạn chế uống mật ong. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Gan mật để được tư vấn liều lượng phù hợp.
Với người bình thường, mật ong lại là thực phẩm hữu ích, giúp cải thiện chức năng gan. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường, nhưng khác với đường ăn thông thường, mật ong chứa các thành phần có lợi cho gan theo nhiều cách.
Cụ thể, mật ong chứa một loạt chất dinh dưỡng bao gồm:
– Canxi
– Kali
– Magie
– Vitamin B
– Vitamin C
– Protein
– Axit amin
Mật ong giàu fructose và glucose có thể được hấp thụ dễ dàng, cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất ở gan, thúc đẩy quá trình tái tạo mô gan, cải thiện tổn thương ở gan.
Vì vậy, việc sử dụng mật ong thường xuyên cũng là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ chức năng gan. Theo chuyên gia, chỉ cần 2-3 thìa mật ong để đảm bảo an toàn. Với những người mắc bệnh về gan thì nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn phù hợp.
4. Người bệnh xơ gan nên kiêng gì để tình trạng bệnh cải thiện?
4.1. Rượu bia
Không chỉ bệnh xơ gan, người mắc các bệnh về gan cần bỏ bia rượu. Nếu tiếp tục uống các đồ uống có cồn, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển và biến chứng nghiêm trọng.
4.2. Kiêng đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn
Các loại đồ ăn này thường có nhiều hóa chất nên ít nhiều ảnh hưởng tới gan. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các món ăn này.
Khi lựa chọn thực phẩm tươi sống, bạn cũng nên tìm hiểu để mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể, tạo áp lực cho gan và buộc gan phải hoạt động nhiều hơn.
4.3. Không nên ăn mặn
Người bị xơ gan ở giai đoạn cuối cần ăn nhạt nhằm hạn chế lượng natri hấp thu vào cơ thể. Những người xơ gan giai đoạn đầu nên ăn không quá 3g muối/ngày. Với người bệnh xơ gan cổ trướng chỉ nên ăn khoảng 500mg muối/ngày.
Xơ gan là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, cần điều trị sớm, đúng cách. Ngay khi có dấu hiệu cảnh báo, cần nhanh chóng thăm khám để được tư vấn phác đồ phù hợp, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.