Viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng có dịch mạn tính trong tai giữa. Sự tiết dịch trong quá trình viêm tai xảy ra trong một màng nhĩ bình thường và lan tỏa trong một vùng xương chũm. Chữa viêm tai giữa tiết dịch hiệu quả và cách phòng bệnh là mối quan tâm của nhiều người bệnh.
Viêm tai giữa tiết dịch là một bệnh lý thầm lặng của tai giữa, thường không có triệu chứng rõ ràng nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán hoặc điều trị không đúng tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến thính lực. Khoảng 60% trường hợp sẽ tự khỏi hiện tượng tiết dịch trong hòm nhĩ sau 3 tháng, 30% cần đến 9 tháng và 10% tồn tại sau 1 năm.
Menu xem nhanh:
1. Chữa viêm tai giữa tiết dịch như thế nào?
Để chữa viêm tai giữa tiết dịch, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa khám bằng các thiết bị y tế chuyên dụng. Vì viêm tai giữa tiết dịch thường không có triệu chứng rõ ràng nên dễ bị chẩn đoán sai tình trạng bệnh lý. Để đạt kết quả điều trị đúng, nên đến khám tại các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng.
Bệnh viện Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám bệnh tai mũi họng uy tín, khi đến khám, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa lành nghề, nhiều kinh nghiệm khám kỹ tình trạng bệnh lý. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để chữa bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Trong điều trị nội khoa, các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, thuốc tan đờm,… sẽ được chỉ định.
Một số trường hợp cần sử dụng điều trị ngoại khoa nếu cần thiết. Bác sĩ sẽ trích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông nhĩ để lấy hết dịch tai giữa. Phẫu thuật này giúp thông khí tai giữa để cải thiện thính lực và ngăn ngừa bệnh tái phát. Việc đặt ống thông nhĩ là cần thiết khi viêm tai giữa tiết dịch kéo dài trên 3 tháng, có biến chứng và đo lượng nhĩ đồ tuýp B. Đặt ống thông nhĩ có thể duy trì từ 3 tháng đến 1 năm, sau đó lấy ra màng nhĩ sẽ tự liền.
2. Phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch
Theo các bác sĩ, bệnh viêm tai giữa tiết dịch là bệnh lý thứ phát sau đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên hay sau đợt viêm amidan mạn tính. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý giữ vệ sinh, tránh để xảy ra nhiễm trùng. Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Giữ ấm cổ đặc biệt khi đi ra ngoài đường và thời tiết chuyển lạnh. Không nên tắm muộn và để nước lọt vào tai.
Thời tiết nóng sử dụng quạt không nên để quạt trực tiếp thẳng vào mặt. Nếu sử dụng điều hòa luôn giữ nhiệt độ vừa phải. Khi có dấu hiệu ho, sốt hay sổ mũi cần đi khám bác sĩ sớm để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời không quá phức tạp.