Trẻ em là đối tượng hay mắc các bệnh về tai, đặc biệt là chứng viêm tai. Vì vậy, phòng và chữa viêm tai cho trẻ luôn là vấn đề nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm
Bệnh viêm tai không khó chữa, tuy nhiên lại rất dễ tái phát, do đó, cần khi trẻ bị viêm tai cần được đi khám chuyên khoa để được điều trị dứt điểm.
Menu xem nhanh:
Dấu hiệu nhận biết chứng viêm tai ở trẻ
Phát hiện sớm dấu hiệu có vai trò quan trong trong hiệu quả chữa viêm tai cho trẻ, bởi nếu để bệnh phát triển quá nặng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, đặc biệt có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ, và nặng hơn gây áp xe não,…
Thông thường, khi bị viêm tai thì trẻ thường kéo theo cơn sốt viêm họng, viêm a mi đan, viêm mũi trước đó vài ngày hoặc 1 tuần, trẻ lớn thì mệt mỏi, chán ăn, kêu đau tai, đầu hay nghiêng về bên đau,…trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên,…
Bệnh viêm tai có nhiều loại, trong mỗi loại lại có nhiều thể khác nhau, ví dụ như viêm tai giữa thể cấp tính, mạn tính,…ứng với mỗi loại sẽ có nhóm nguyên nhân gây bệnh khách nhau.
Nguyên nhân gây chứng viêm tai ở trẻ
Sở dĩ trẻ em hay mắc các bệnh về tai đặc biệt là viêm tai bởi trẻ em chưa có khả năng tự vệ sinh, bảo vệ tai; hoặc do trẻ hay mắc các bệnh về họng, mũi như viêm họng cấp, viêm mũi cấp, viêm a mi đan cấp,…
Đặc biệt, khi trẻ bị viêm họng cấp nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan, coi đó là bệnh nhẹ và tự mua thuốc điều trị mà không theo đơn của các bác sĩ, dẫn tới không những bệnh không được loại bỏ lại kéo theo nhiều bệnh khác, cụ thể là chứng viêm tai.
Nhưng vậy, nguyên nhân gây viêm tai ở trẻ là do hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, vòi nhĩ thông giữa họng và tai tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập.
Ngoài ra, viêm tai còn do các yếu tố khác như vệ sinh tai không đúng cách, không thấm khô tai sau khi tắm cho trẻ hoặc đi bơi,…dùng vật cứng ngoáy tai dễn tới tai bị xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập,…
Phòng và chữa viêm tai cho trẻ
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa. Thông thường điều trị viêm tai sẽ có 2 chiến lược phân biệt: điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ.
Đối với phương pháp điều trị toàn thân cần áp dụng vì viêm tai giữa ít khi là bệnh đơn độc. Nó thường đi sau hoặc đi kèm với vài bệnh khác như viêm họng, viêm a mi đan hoặc viêm mũi.
Điều trị tại chỗ là cần thiết vì ổ viêm ngay ở sát ngoài, cần sử dụng thuốc để chống lan tràn. Mặt khác, điều trị tại chỗ sẽ lấy bỏ ổ viêm trực tiếp giúp quá trình điều trị được nhanh hơn.
Ngoài ra, vệ sinh tai đúng cách giúp phòng ngừa bệnh viêm tai cho trẻ:
– Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
– Để trẻ tránh xa môi trường bị ô nhiễm.
– Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
– Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
– Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, …
Các bệnh viêm tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa … rất dễ tái phát, vì vậy để đảm bảo bệnh đã được loại bỏ hoàn toàn, các bậc làm cha mẹ cần đưa trẻ đi tái khám ngay cả khi bệnh đã khỏi và cần duy trì khám bệnh định kỳ cho trẻ.