Hóc xương cá, dù là một “tai nạn” phổ biến trong cuộc sống, vẫn luôn gây lo lắng cho chúng ta. Theo dân gian, mật ong có thể chữa hóc xương cá. Vậy chữa hóc xương cá bằng mật ong có hiệu quả không? Đọc ngay câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài viết sau của Thu Cúc TCI, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Hóc xương cá tiềm ẩn nguy cơ tắc nghẽn đường thở
Trong hầu hết các trường hợp, hóc xương cá không thể được xem là một “tai nạn” nguy hiểm. Mặc dù vậy, tình trạng hóc xương cá để lâu, vẫn có thể đem đến không ít phiền toái. Bên cạnh việc những triệu chứng khó chịu của hóc xương cá như đau họng, khó nuốt,… có thể tăng cường, theo thời gian, tùy thuộc vị trí và mức độ nghiêm trọng, hóc xương cá còn có thể gây:
– Nhiễm trùng niêm mạc họng: Vị trí tổn thương ở niêm mạc họng do xương cá đâm vào có thể nhiễm trùng, sưng, phù nề,…
– Tắc nghẽn đường hô hấp: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể ho, khó thở, ngạt thở,…, thậm chí bị đe dọa đến tính mạng do tình trạng hóc xương cá.
2. Chữa hóc xương cá: Những điều bạn cần biết
2.1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Chữa hóc xương cá bằng mật ong hiệu quả không?
Theo dân gian, mật ong có khả năng làm dịu cảm giác đau và làm ẩm niêm mạc họng, giúp xương cá di chuyển dễ dàng hơn. Chính vì vậy, bạn có thể chữa hóc xương cá bằng cách uống mật ong nguyên chất hoặc uống dung dịch nước mật ong ấm.
Tuy nhiên, mật ong chỉ có thể chữa hóc xương cá nhẹ, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp chữa hóc xương cá chuyên sâu với chuyên gia.
2.2. Chữa hóc xương cá bằng các phương pháp khác
Ngoài mật ong, tình trạng hóc xương cá còn có thể được giải quyết bằng một số phương pháp khác. Những phương pháp đó là:
– Khạc: Tình trạng hóc xương cá trong một số trường hợp có thể được xử lý chỉ bằng cách khạc, như khạc đờm.
– Ăn thức ăn mềm, dẻo: Thức ăn mềm, dẻo như cơm, chuối,… có thể mang theo xương cá trên đường di chuyển từ họng xuống dạ dày.
– Uống nước: Tương tự thức ăn mềm, dẻo, một lượng đủ nước trên đường di chuyển từ họng xuống dạ dày cũng có thể mang theo xương cá.
– Uống dầu thực vật: Dầu thực vật như dầu dừa, dầu ô liu,… có thể làm trơn niêm mạng họng, tạo điều kiện thuận lợi cho xương cá di chuyển từ vị trí chúng bị hóc xuống dạ dày.
– Uống nước ép trái cây: Tương tự dầu thực vật, nước ép trái cây như nước cam, nước nho,… cũng có thể làm trơn niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho xương cá di chuyển xuống dạ dày từ vị trí chúng bị hóc.
Giống mật ong, các phương pháp chữa hóc xương cá tại nhà trên thường hiệu quả với những trường hợp hóc xương cá nhẹ. Trường hợp hóc xương cá nặng, áp dụng các phương pháp trên không cho kết quả như mong muốn, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức. Tại đó, sau thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, tình trạng hóc xương cá của bệnh nhân sẽ được chuyên gia xử lý bằng các can thiệp chuyên sâu. Một trong các can thiệp đó có thể là tiêm enzyme. Trong can thiệp này, chuyên gia sẽ tiêm một loại enzyme có tác dụng làm mềm xương cá, giúp nó di chuyển xuống dạ dày dễ dàng, vào niêm mạc họng bệnh nhân.
3. Chăm sóc họng sau hóc xương cá và 6 lưu ý quan trọng
Sau hóc xương cá, niêm mạc họng đã tổn thương có thể nhiễm trùng, sưng. phù nề. Để hạn chế nguy cơ này, bạn cần chăm sóc họng cẩn thận. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng trong chăm sóc họng sau hóc xương cá, ghi nhớ và nghiêm túc thực hiện chúng, bạn nhé:
– Uống đủ nước: Uống đủ nước là cách bạn có thể làm để niêm mạc họng luôn ẩm và rửa trôi các tạp chất tiêu cực dư thừa ở họng.
– Hạn chế thức ăn kích thích họng: Để bảo vệ họng sau hóc xương cá, bạn nên hạn chế thức ăn kích thích họng như thức ăn được chế biến với nhiều gia vị, thức ăn lên men, cà phê, bia, rượu,…
– Súc họng bằng nước muối ấm: Muối có tác dụng khử khuẩn. Súc họng bằng nước muối ấm giúp bạn làm dịu cũng như làm sạch họng sau hóc xương cá. Để có dung dịch nước muối ấm tiêu chuẩn, hãy thêm ¼ – ½ thìa cà phê muối với một cốc 300ml nước ấm rồi khuấy đều đến khi muối tan hoàn toàn.
– Hạn chế hoạt động kích thích họng: Để bảo vệ họng sau hóc xương cá, bạn nên hạn chế hoạt động kích thích họng như hút thuốc lá, uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, nói chuyện quá nhiều, hò hét, hát quá lớn,…
– Uống thuốc giảm đau: Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn để hạn chế cảm giác đau họng sau hóc xương cá, nếu cần.
– Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng bất thường: Sau hóc xương cá, bạn có thể có các triệu chứng bất thường như đau họng dữ dội, khó nuốt, khó thở,…. Nếu tình huống đó xảy ra, bạn phải đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để được chuyên gia thăm khám và điều trị.
4. Hướng dẫn cách dự phòng hóc xương cá chi tiết
Dự phòng hóc xương cá rất đơn giản, nếu bạn ghi nhớ và nghiêm túc thực thực hiện 9 lưu ý sau:
– Chế biến thức ăn cẩn thận: Khi chế biến các món cá, bạn nên loại bỏ hoặc nghiền nát xương.
– Kiểm tra thức ăn kỹ lưỡng: Để đảm bảo các món cá không còn xương, trước khi ăn, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng.
– Cắt nhỏ thức ăn: Khi ăn các món cá, nếu có thể, bạn hãy cắt nhỏ.
– Không nhai xương cá: Tuyệt đối không cố gắng nhai xương cá, việc này có thể làm tăng nguy cơ hóc xương cá.
– Từ bỏ các thói quen xấu trong ăn uống: Nhiều trường hợp hóc xương cá phát sinh do các thói quen xấu trong ăn uống như ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói,… Chính vì vậy, nếu bạn có các thói quen này, từ bỏ chúng ngay để hạn chế tối đa nguy cơ hóc xương cá.
– Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp niêm mạc ẩm, từ đó thức ăn di chuyển từ họng xuống dạ dày dễ dàng.
– Trao đổi với chuyên gia: Bạn cần trao đổi với chuyên gia để được tư vấn chính xác nguyên nhân và cách dự phòng hiệu quả nếu thường xuyên bị hóc xương cá.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi chữa hóc xương cá bằng mật ong, có hiệu quả không. Nếu còn băn khoăn về vấn đề hóc xương cá, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bạn nhé!