Chữa bệnh gerd

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bệnh Gerd hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, là một trong những bệnh thường gặp. Ngày nay, do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hoa học, điều độ nên số người mắc bệnh gerd ngày càng tăng lên. Nguyên nhân gây ra bệnh, chữa bệnh gerd như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Nỗi phiền toái mang tên bệnh Gerd

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Có thể kể ra các nguyên nhân sau: Sự dãn cơ thắt dưới thực quản xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn; thoát vị hoành; giảm tiết nước bọt do hút thuốc lá; rối loạn nhu động thực quản; một số tác nhân làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản như thuốc secretin, cholécystokinine, glucagon; các thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α, kháng tiết choline…

Anh Phương (nhân viên kinh doanh) chia sẻ: “Công việc kinh doanh nên tôi thường xuyên phải đi gặp gỡ người bệnh, uống nhiều rượu bia là điều không tránh khỏi; ăn uống không đúng giờ giấc, những lúc căng thẳng trong công việc tôi có hút thuốc lá… những thói quen xấu đó ảnh hưởng không ít đến sức khỏe. Đợt khám sức khỏe cùng công ty vừa rồi bác sĩ chẩn đoán tôi bị trào ngược dạ dày thực quản. Hiện tôi vẫn đang dùng thuốc”

chua-benh-gerd.2jpg

Bệnh gerd mang đến nhiều phiền toái cho bạn

Bệnh gerd khiến “khổ chủ” ăn uống không thoải mái, phải kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng… và khiến cho không ít người ngao ngán. Như chị Hoàng Lan “Tôi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, những món ăn yêu thích của tôi như gà rán, lẩu Thái chua cay, ốc xào me ớt… đều phải từ bỏ vì những món ăn này khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Giờ tôi đang tích cực uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mong rằng sau khi khỏi bệnh sẽ lại được thưởng thức những món ăn mình khoái khẩu”

Cách chữa bệnh Gerd

Điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong chữa bệnh Gerd: Sử dụng các thuốc chống tiết axit nhóm ức chế bơm proton (PPI) làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp. Những ca nhẹ có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực như Metoclopramide, Domperidone, Cisapride hoặc các thuốc Antaxit, Axit Alginic cũng có kết quả. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sau giai đoạn điều trị tấn công (giảm nửa liều) hoặc dùng thuốc khi có triệu chứng (thuốc uống khi cần).

chua-benh-gerd3

Tránh xa những món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Phẫu thuật thường được chỉ định trong những trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Đó là các phương pháp tạo nếp gấp đáy vị (phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet), hoặc các phương pháp can thiệp qua nội soi. Những ca bị biến chứng hẹp thực quản có thể được nong thực quản qua nội soi.

Bên cạnh đó, cần phải áp dụng một chế độ ăn uống khoa học: giảm các chất kích thích như rượu, café, thuốc lá, chocolate; tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas.

– Tránh làm tăng áp lực khoang bụng như nịt lưng, nịt ngực quá chặt.

– Tránh sử dụng một số thuốc như: Anticholinergic, Theophylline…

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về chữa bệnh gerd và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital