Chế độ ăn của người đau dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Phạm Khánh Hồng

Bác sĩ Nội Khoa

Các bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày… có liên quan tới chế độ ăn uống. Vậy chế độ ăn của người đau dạ dày như thế nào phù hợp là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Theo các chuyên gia y tế, đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc ăn uống không phù hợp. Chính vì thế, để cải thiện tình trạng đau dạ dày, người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống của mình.

Vậy chế độ ăn cho người đau dạ dày như thế nào?

Ăn ít thực phẩm chiên rán

Những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ như khoai lang chiên, đùi gà rán, xúc xích rán… làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Những thực phẩm này không dễ tiêu hóa. Ngược lại chúng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Trong chế độ ăn uống của người đau dạ dày nên hạn chế thực phẩm chiên rán

Trong chế độ ăn uống của người đau dạ dày nên hạn chế thực phẩm chiên rán

Ăn ít thực phẩm ngâm muối

Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối hoàn toàn không tốt cho dạ dày, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn sẽ gây đau.

Mặt khác, những thực phẩm này còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn không nên ăn.

Hạn chế thực phẩm sống, đồ đông lạnh

Những đồ ăn sống, đồ đông lạnh có tác dụng kích thích mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

Uống nước đúng cách

Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

Người bệnh cũng cần chú ý uống nước đúng cách để không ảnh hưởng tới dạ dày

Người bệnh cũng cần chú ý uống nước đúng cách để không ảnh hưởng tới dạ dày

Tránh các chất kích thích

Không hút thuốc lá bởi hút thuốc khiến mạch máu trong hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày.

Bổ sung vitamin C

Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả như cam, bưởi…

Để chế độ ăn uống của người đau dạ dày hợp lý hơn thì người bệnh cũng cần chú ý tới một số vấn đề sau:

Ăn uống điều độ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, số lượng phù hợp sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Việc ăn uống điều độ, khoa học sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày

Việc ăn uống điều độ, khoa học sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày

Ăn chậm nhai kỹ

Điều này có tác dụng làm giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Giữ ấm vùng bụng

Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn uống của người đau dạ dày. Việc tuân thủ theo đúng nguyên tắc ăn uống nêu trên kết hợp vận động phù hợp vừa sức hàng ngày, nghỉ ngơi đúng lúc… sẽ giúp cải thiện dần tình trạng đau dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital