Sau khi nhổ răng, răng miệng của trẻ sẽ ở trong tình trạng nhạy cảm hơn. Cha mẹ cần phải biết làm gì để ngăn ngừa nhiễm trùng và phải chăm sóc bé sau nhổ răng như thế nào. Và sau khi trẻ nhổ răng để giảm đau, những gì bé có thể ăn và nên hạn chế.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao bé cần nhổ răng sữa?
Răng sữa đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên cho trẻ hàm răng đẹp. Cụ thể:
– Răng sữa giúp các bé nhai, nghiền nhỏ thức ăn.
– Răng sữa giúp trẻ có khả năng phát âm đúng.
– Răng sữa giúp kích thích sự phát triển của xương hàm.
– Răng sữa đóng vai trò là tiền đề giúp các răng bị lệch mọc đúng vị trí.
Nhìn chung, răng sữa có sức ảnh hưởng rất lớn với toàn hàm. Một khi răng sữa bị nhổ quá sớm, một thời gian không có răng sẽ tác động không tốt tới tâm lý của bé. Cùng với đó, trong trường hợp răng sữa bị hỏng, bị sâu và cần nhổ bỏ cũng sẽ khiến quá trình mọc của những răng khác ảnh hưởng. Răng vĩnh viễn sẽ mọc chậm lại. Lâu ngày, phần lợi sẽ bị co khít tạo sự đau đớn, khó chịu cho bé.
Có thể thấy, việc nhổ răng sữa cần được chú trọng. Không chỉ về cách nhổ răng sao cho đùng mà còn cần lưu ý cả về thời điểm nhổ. Đặc biệt, vấn đề chăm sóc sau nhổ răng cũng không thể coi thường.
2. Cách chăm sóc bé sau nhổ răng
Quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng sẽ giúp trẻ bớt đau và có cảm giác thoải mái. Quan trọng hơn, răng miệng của trẻ sẽ tránh được những vấn đề như nhiễm trùng, viêm, sưng, …
2.1 Cắn chặt bông 30 phút sau khi nhổ răng
Sau khi đã hoàn thành nhổ răng, để tránh tình trạng chảy máu, cha mẹ nên cho bé cắn chặt bông gòn lên vết thương. Bông gòn nên được giữ chặt trong khoảng 30 phút. Nếu sau thời gian đó lấy bông gòn ra, vết thương vẫn còn chảy máu, cha mẹ hãy lấy một viên bông khác cho trẻ tiếp tục ngậm chặt. Trong trường hợp sau đó tình trạng chảy máu vẫn không dừng lại, bé cần được đưa tới nha khoa, bệnh viện để được kiểm tra tình trạng.
2.2 Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách
Sau khi nhổ răng, vấn đề vệ sinh răng miệng vẫn cần được đảm bảo. Điều này là để bảo toàn sức khỏe của cả khoang miệng. Tuy nhiên trong thời gian này, việc làm sạch răng miệng nên được thực hiện nhẹ nhành và nhanh chóng.
Để việc vệ sinh răng miệng đảm bảo hiệu quả lại không ảnh hưởng tới các răng còn lại, ta nên thực hiện theo một số điều sau:
– Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối loãng nhạt.
– Khi đánh răng nên chọn bàn chải có đầu lông mềm, kem đánh cho răng nhạy cảm.
– Tránh để lông bàn chải chạm tới vị trí răng vừa nhổ.
– Không dùng nước súc miệng trong thời gian này.
…
2.3 Sử dụng túi đá để chườm lạnh
Sau khi nhổ răng có những trường hợp phần mặt gần vết thương sẽ bị sưng. Để giảm tình trạng này, cha mẹ có thể cho bé chườm túi đá lạnh. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh sẽ giúp vết sưng cải thiện rất nhiều.
Thực hiện việc này rất đơn giản. Ta lấy túi chườm lạnh hoặc túi đá đặt lên bên ngoài má ở quanh vị trí vừa nhổ răng. Mỗi lần chườm lạnh sẽ kéo dài khoảng 20 phút. Cha mẹ hãy thực hiện cho bé trong khoảng 24h đầu để xoa dịu cảm giác đau nhức và giảm tình trạng sưng.
2.4 Hạn chế hoạt động mạnh
Trong khoảng 24h sau khi nhổ răng là thời gian đông máu và cố định vết thương. Ta sẽ thấy xuất hiện một cục máu dông ở vị trí trên ổ răng. Cục máu này đóng vai trò thúc đẩy quá trình lành vết thương. Và để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, trẻ nên tránh những hoạt động mạnh.
Những hoạt động mạnh trẻ nên tránh ở đây không chỉ bao gồm chạy nhảy, nô đùa. Bên cạnh đó, các bé khi vừa nhổ răng cũng không nên thực hiện những hành động như súc miệng quá mạnh, ăn nhai dùng lực quá nhiều, …
2.5 Ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt
Sau khi nhổ răng, trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường. Thế nhưng lúc này răng và nướu còn hơi nhạy cảm nên việc ăn uống cần tuân theo một số điều:
– Ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt: cháo, súp, … Các món ăn này sẽ làm giảm áp lực, sự vận động của cơ hàm. Từ đó, vết thương cũng sẽ tránh bị ảnh hưởng.
– Ăn những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất: Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sau nhổ răng rất quan trọng. Khi cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cũng là điều kiện giúp vết thương mau lành.
– Bổ sung thêm nước và sữa cho cơ thể: Nước và sữa lạnh sẽ làm giảm cảm giác đau nhức hay phù nề.
– Không ăn những đồ quá dai, cứng khiến răng phải dùng lực nhiều
– Không ăn những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
– Không sử dụng những đồ uống có cồn như rượu, bia
– Tránh xa những món ăn có tính cay, nóng như ớt, hạt tiêu, …
– Hạn chế tối đa thức ăn nhanh và những món có tính axit cao.
2.6 Uống thuốc theo đơn của bác sĩ
Nhổ răng xong, bác sĩ sẽ kê cho trẻ đơn thuốc. Trong đó sẽ có lời dặn về cách chăm sóc trẻ sau nhổ răng và những loại thuốc cần uống. Thông thường, trong toa sẽ có thuốc giảm đau có chứa ibuprofen và acetaminophen. Đây là 2 thành phần giúp kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Cha mẹ hãy thực hiện theo đúng lời dặn đã được ghi để con nhanh chóng bình phục.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về nhưng điều cần lưu ý khi chăm sóc bé sau nhổ răng. Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thể nắm được phương pháp, đem lại cho con yêu sự chăm sóc tốt nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.