Là một dạng viêm amidan mạn tính phổ biến, viêm amidan hốc mủ mang tới sự khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Trong các phương pháp điều trị, người ta thường hay nghe tới phẫu thuật loại bỏ amidan. Vậy cắt amidan hốc mủ có thực sự hiệu quả và cần thiết?
Menu xem nhanh:
1. Sự thật về phương pháp cắt bỏ amidan hốc mủ
Các bệnh amidan nói chung nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại những hệ quả nghiêm trọng. Cùng với những tác động tiêu cực tới cuộc sống, sinh hoạt, nhiều người ưu tiên cắt bỏ amidan nhằm điều trị dứt điểm và ngừa tái phát. Phương pháp phẫu thuật amidan hốc mủ này thực chất như thế nào?
1.1. Không phải ai cũng có thể cắt amidan hốc mủ
Trên thực tế, quan niệm “cắt amidan để hết viêm” là hoàn toàn sau lầm. Tùy thuộc giai đoạn phát triển bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ở trạng thái bình thường, amidan góp phần tham gia vào hệ miễn dịch của cơ thể. Do vậy, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp trị liệu bằng thuốc trước. Phẫu thuật loại bỏ amidan chỉ được chỉ định cuối cùng khi bệnh không thể điều trị và can thiệp bằng phương pháp khác an toàn hơn.
Việc cắt bỏ amidan hốc mủ được thực hiện cho những trường hợp sau:
– Tình trạng viêm amidan hốc mủ tái phát nhiều lần (5-6 lần/năm) hoặc kéo dài lâu năm không khỏi
– Viêm amidan kèm viêm hạch cổ. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư amidan
– Biến chứng amidan như: Áp xe, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp, viêm cầu thận,…
– Tắc nghẽn phổi, bệnh nhân khó thở, dễ ngừng thở, khó ngủ,…
– Hôi miệng, khó nuốt, nghi ngờ ác tính
Với những tác dụng của mình, amidan không phải trong tình huống nào cũng có thể phẫu thuật. Những đối tượng cần cân nhắc kỹ càng phương pháp này gồm:
– Bệnh nhân trên 45 tuổi cắt amidan có thể gây biến chứng như chảy máu nhiều do amidan xơ dính
– Người có sức đề kháng yếu. Phẫu thuật amidan làm suy giảm hệ miễn dịch, tác động đến đề kháng
– Người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao
– Tình trạng xuất huyết trong dẫn tới tử vong sau khi phẫu thuật
Nhằm phòng tránh trước những nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra khi cắt bỏ amidan hốc mủ, bệnh nhân nên thăm khám để phát hiện và điều trị sớm. Đặc biệt lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra chính xác, rõ ràng.
1.2. Chi phí phẫu thuật amidan hốc mủ có đắt không?
“Phẫu thuật amidan hốc mủ bao nhiêu tiền” là câu hỏi của rất nhiều người. Giống như các dịch vụ y tế khác, chi phí cắt amidan phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên, việc lựa chọn địa điểm khám chữa tại bệnh viện công hay bệnh viện, phòng khám tư đưa tới cho bệnh nhân hai phương án về chi phí. Tiếp đó là gói dịch vụ mà mỗi bệnh nhân lựa chọn sẽ có giá khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật amidan hốc mủ phổ biến là:
– Phương pháp cắt bằng dao điện: Dao động từ 4 – 6 triệu đồng
– Phương pháp phẫu thuật bằng Coblator: Dao động từ 6 – 8 triệu đồng
– Phương pháp phẫu thuật công nghệ Plasma: Dao động 8 – 15 triệu đồng
Ngoài ra, các yếu tố như chọn bác sĩ, chất lượng phục vụ, dịch vụ sau phẫu thuật,… cũng ảnh hưởng đáng kể tới con số bệnh nhân cần chi trả cho quá trình xử lý amidan hốc mủ. Mọi người nên tìm hiểu và tham khảo kỹ càng trước khi quyết định để lựa chọn cho mình phương án phù hợp với kinh tế, yêu cầu bản thân.
2. Lưu ý cho bệnh nhân sau khi cắt amidan hốc mủ
Cần phải xác định lại rằng, bệnh nhân chỉ cần phẫu thuật amidan hốc mủ là xong. Cần có chế độ chăm sóc cụ thể để giúp bệnh mau lành và tránh tái phát.
2.1. Chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt amidan hốc mủ
Sau khi phẫu thuật amidan, bệnh nhân cần chú ý một số thói quen trong sinh hoạt như:
– Uống đủ nước: Người bệnh ngoài uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, rau xanh và sữa
– Giữ ẩm cho môi trường sống, giúp niêm mạc dịu nhẹ và tránh khô họng, mũi
– Vệ sinh răng miệng, mũi, họng đúng cách và thường xuyên mỗi ngày với nước muối ấm
– Khi ngủ chú ý nằm nghiêng một bên
– Hoạt động thể chất nhẹ nhàng, trách các động tác mạnh
– Không khạc nhổ tránh chảy máu
– Cố gắng nuốt nhiều nhiều để giảm ho và tránh khô họng
– Ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, để nguội: Nên dùng các loại canh, súp, cháo,… để giảm áp lực cho amidan
– Tránh nói quá nhiều hay la hét to
– Dùng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ
– Tái khám đúng thời điểm để kiểm tra quá trình hồi phục
2.2. Phòng ngừa tái phát amidan hốc mủ
Đối với amidan hốc mủ, sau khi lành bệnh cần duy trì những vấn đề sau để ngăn cản bệnh tái phát:
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
– Súc miệng nước muối sinh lý mỗi ngày
– Đánh răng và làm sạch họng theo hướng dẫn của bác sĩ
– Hạn chế đồ ăn khô cứng, cay nóng
– Bổ sung các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin
– Bổ sung đủ nước mỗi ngày. Dùng nước ấm thay vì nước đá
– Hạn chế la hét, nói to
– Hoạt động thể chất đều đặn
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng, tai mũi họng
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Chốt lại, viêm amidan hốc mủ là bệnh không quá nghiêm trọng, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Để làm được điều này, mỗi bệnh nhân hãy là một bác sĩ thông thái của chính mình, chủ động kiểm tra sức khỏe để tránh xa nguy cơ mắc bệnh và chữa trị kịp thời. Nếu thực hiện cắt amidan hốc mủ thì cần tìm hiểu kỹ và quyết định chuẩn xác.