Là tình trạng không ai mong muốn gặp phải nhưng tỷ lệ thai ngoài tử cung ngày càng cao, vì thế bạn không thể chủ quan. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay các thông tin hữu ích về mang thai ngoài tử cung trong bài viết này.
Menu xem nhanh:
1. Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung hiện nay có cao không?
Thai ngoài tử cung có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe cho người phụ nữ. Đồng thời, việc có tiền sử chửa ngoài tử cung còn để lại những “di chứng” tâm lý cho những lần mang thai sau. Khi phụ nữ đã từng chửa ngoài tử cung, tỷ lệ mang thai ngoài tử cung càng cao và rất dễ không thể có con trở lại.
Theo bài đăng T10/2023 trên báo tuoitre.vn, cứ 100 ca mang thai sẽ có 1 – 2 ca chửa ngoài tử cung. Có thể thấy tỷ lệ mang thai ngoài tử cung là khá cao, bất kì ai cũng có thể gặp phải biến chứng sản khoa này.
Tỷ lệ giữ được thai ngoài tử cung là 0%, thậm chí có những mẹ bầu tử vong vì thai ngoài tử cung vỡ, gây mất máu cấp, sốc. Đây là biến chứng nguy hiểm mà bất kì thai phụ nào được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung đều cần cẩn trọng, điều trị trước khi thai phát triển lớn và vỡ ra.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của thai ngoài tử cung
2.1. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thai ngoài tử cung cao
Thai ngoài tử cung là biến chứng sản khoa không ai mong muốn. Chúng xảy ra với 1 số phụ nữ và do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Bạn mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia, lậu có thể gây viêm nhiễm làm tắc vòi trứng. Viêm vòi trứng rất dễ dẫn đến chửa ngoài tử cung.
– Người đã từng trải qua những can thiệp y khoa trước đây ở vùng kín như phẫu thuật phá thai, điều trị vòi trứng có khả nang bị chửa ngoài tử cung.
– Người có các bất thường bẩm sinh như hẹp, tắc ống dẫn trứng.
– Người mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… sẽ khiến cho phôi thai khó hình thành tổ trong lòng tử cung.
– Đôi khi nguyên nhân chửa ngoài tử cung không rõ ràng, khi có dự định mang thai bạn cần có sự giám sát sát sao của bác sĩ.
Chủ yếu các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mang thai ngoài tử cung cao đều liên quan đến vấn đề phụ khoa, có bất thường về vòi trứng và buồng tử cung. Những chị em có tiền sử bị bệnh phụ khoa từ trước cần cẩn trọng trong suốt quá trình thụ thai và mang thai.
2.2. Nếu có tỷ lệ thai ngoài tử cung cao sẽ có biểu hiện gì?
Thông thường sau khi thụ tinh, thai nhi sẽ phát triển trong tử cung khoảng 5-10 ngày. Thai chửa ngoài tử cung có thể được phát hiện thông qua siêu âm. Biểu hiện chửa ngoài tử cung cũng phụ thuộc vào việc phôi thai mới hình thành hay đã lớn, vỡ ra hay chưa?
Tỷ lệ thai ngoài tử cung cao thường gặp nhưng biểu hiện sau đây:
– Nôn mửa, mệt mỏi, bị chậm kinh nguyệt.
– Đau bụng dưới bất thường, thường là đau ngay tại vị trí phôi thai làm tổ, đặc biệt nếu người có tiền sử dị thường tử cung thì nguy cơ chửa ngoài tử cung càng cao.
– Ra máu âm đạo bất thường không trùng vào thời gian có kinh nguyệt. Máu ra không đều, nhiều hoặc kéo dài hơn so với chu kì kinh, lâu dần gây mất máu và mệt mỏi cho phụ nữ.
– Xuất hiện các triệu chứng mất máu nặng như chóng mặt, gây sốc – Biểu hiện này thường gặp khi thai ngoài tử cung đã vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Nếu bạn có những biểu hiện trên, nên đi khám sớm để bác sĩ phát hiện kịp thời thai làm tổ ngoài tử cung. Điều này đảm bảo an toàn cho người mẹ, đồng thời tìm nguyên nhân tại sao bạn chửa ngoài tử cung để có hướng điều trị và sinh con trong tương lai.
3. Có thể ngăn ngừa tình trạng chửa ngoài tử cung không?
Nếu chửa ngoài tử cung xuất phát từ các nguyên nhân bệnh phụ khoa, phá thai,.. thì bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng này xảy đến với mình. Điều đầu tiên là bạn cần quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe của “cô bé”.
Để giữ gìn sức khỏe sinh sản, chị em phụ nữ cần chú trọng vệ sinh cá nhân, đặc biệt khi bạn đến kì kinh nguyệt, sau quan hệ và sinh nở. Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp cho bạn ngăn chặn viêm nhiễm phụ khoa, từ đó giảm các biến chứng viêm tắc vòi trứng – nguyên nhân lớn dẫn dến chửa ngoài tử cung.
Ngoài ra, việc nạo phá thai cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến khả năng chửa ngoài tử cung của chị em phụ nữ. Khi bạn chưa sẵn sàng để có thai, bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ mỗi lần quan hệ tình dục. Điều này giúp bạn tránh được các thủ thuật can thiệp nạo phá thai, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của buồng tử cung.
Đồng thời, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm, tắc vòi trứng. Vì thế bạn cần hạn chế các đối tác tình dục của mình. Việc hạn chế như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được sức khỏe của người bạn tình, tự bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh xã hội ảnh hưởng đến cơ hội mang thai và sức khỏe cá nhân.
Khi phụ nữ có dự định mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần đi khám sớm, kiểm tra sức khỏe và phát hiện vị trí phôi làm tổ. Đồng thời, bạn cần kiểm tra bản thân có bệnh lý liên quan đến u xơ tử cung, u nang buồng trứng không để đảm bảo hành trình mang thai an toàn.
Vì thế, đi khám phụ khoa, khám tiền hôn nhân rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng sắp cưới. Đối với khám phụ khoa, các bác sĩ khuyên chị em nên cách 6 tháng đi kiểm tra 1 lần để phát hiện sớm các bệnh lý, nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
Có thể nói, tỷ lệ thai ngoài tử cung hiện nay là khá cao, đây là sự cố sản khoa rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm. Do đó, chúng ta cần nâng cao kiến thức về các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa.
Chăm sóc sức khỏe từ sớm, khám phụ khoa, khám thai định kì giúp phát hiện và can thiệp kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng cho người mẹ. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được đặt lịch khám và tư vấn, giải đáp chi tiết.