Cảnh báo triệu chứng sắp đột quỵ ai cũng cần biết

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đột quỵ được xác định là bệnh cấp tính, xảy ra đột ngột và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được cấp cứu nhanh. Việc nhận biết triệu chứng sắp đột quỵ vô cùng quan trọng, từ đó có thể chăm sóc sức khỏe hoặc xử trí kịp thời.

1. Cảnh báo triệu chứng sắp đột quỵ

Đột quỵ não còn có tên gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng xảy ra khi dòng máu lên não bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn làm cho các tế não bị chết hàng loạt. Đột quỵ có thể gây ra nhiều hậu nghiêm trọng như làm tổn thương não, khiến người bệnh tàn tật hoặc tử vong. Đột quỵ được chia ra các loại chính như sau:

– Thiếu máu cục bộ

– Xuất huyết

– Cơn thiếu máu não thoáng qua

Hậu quả của đột quỵ não là các cơ quan và vùng cơ thể được vùng não bị thiếu máu điều khiển không thể tiếp tục hoạt động như bình thường. Người bị đột quỵ thường bị tê liệt một nửa cơ thể, nói ngọng, không thể nói được, … nặng nhất là tử vong. Vì hậu quả do bệnh gây ra rất nghiêm trọng, do đó việc nhận biết triệu chứng sắp đột quỵ là điều cần thiết.

1.1. Triệu chứng sắp đột quỵ ở mặt

Mặt đột nhiên có dấu hiệu mất cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch so với bình thường, nếp mũi và một bên má bị rũ xuống. Người bệnh khi nói chuyện hoặc cười sẽ lộ rõ miệng bị méo, thiếu cân xứng.

Triệu chứng sắp đột quỵ thể hiện ở mặt méo, miệng lệch

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở mặt thể hiện qua miệng méo, nhân trung lệch, cười lên thấy rõ sự mất cân đối

1.2. Dấu hiệu về thị lực

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở mắt thể hiện như thị lực đột ngột suy giảm, một mắt hoặc cả hai mắt không thể nhìn rõ. Biểu hiện này chỉ có người bệnh mới nhận ra do đó bạn nên chú ý đến sức khỏe và báo với người xung quanh đưa đi cấp cứu ngay.

1.3. Triệu chứng sắp đột quỵ ở tay

Người bệnh cảm thấy tê yếu chân tay, không thể cử động như bình thường. Ngay cả việc thực hiện những hành động đơn giản như nhấc tay chân, cầm nắm đồ vật cũng khó khăn.

1.4. Dấu hiệu nhận thức

Người sắp bị đột quỵ đột nhiên cảm thấy rối loạn trí nhớ; cảm giác mơ hồ nhớ nhớ quên quên; không xác định được thời gian, không gian; khó suy nghĩ ra đúng câu từ để nói chuyện; không diễn đạt được hết câu, …

1.5. Dấu hiệu qua giọng nói

Nếu bạn nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng, miệng khó nói thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

1.6. Dấu hiệu ở thần kinh

Đau đầu dữ dội là dấu hiệu đặc trưng báo hiệu cơn đột quỵ sắp xảy đến. Cơn đau đầu ngày càng nghiêm trọng và không thuyên giảm dù đã uống thuốc.

Triệu chứng sắp đột quỵ là người bệnh đau đầu dữ dội, không thuyên giảm

Đau đầu dữ dội cũng là triệu chứng cảnh báo đột quỵ mà chúng ta cần lưu ý

2. Tìm hiểu các biến chứng khi bị đột quỵ

Tỷ lệ tử vong của đột quỵ chỉ đứng sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Nếu may mắn sống sót, đột quỵ não cũng để lại nhiều biến chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tùy vào thời gian não thiếu lưu lượng máu, phần não bị ảnh hưởng và thời gian phục hồi chức năng, biến chứng của bệnh gây ra có thể như sau:

2.1. Liệt nửa người, suy giảm hoặc mất khả năng vận động

Người bệnh có thể bị tê liệt ở một nửa cơ thể hoặc mất kiểm soát một số cơ nhất định chẳng hạn như một bên mặt hoặc một cánh tay. Lúc này, người bệnh nên tập vật lý trị liệu sớm nhất có thể để có thể để hồi phục chức năng.

2.2. Khó nói hoặc nuốt

Đột quỵ não ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng người bệnh, khiến họ gặp khó khăn khi nói chuyện, khó nuốt và ăn uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn với ngôn ngữ bao gồm nói chuyện, hiểu lời nói của đối phương, …

2.3. Mất trí nhớ

Nhiều người bị đột quỵ não có thể đối mặt với biến chứng mất trí nhớ. Một số trường hợp gặp khó khăn khi suy nghĩ, đưa ra nhận xét và hiểu nhầm các khái niệm đơn giản.

2.4. Biến chứng về cảm xúc

Người bị đột quỵ não khó kiểm soát cảm xúc, họ thường suy nghĩ tiêu cực, ủ dột trong thời gian dài. Nhiều người còn bị trầm cảm và tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề.

2.5. Đau đớn

Đau đớn, tê liệt, nhạy cảm hơn có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.

2.6. Nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, môi trường xung quanh

Bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn bình thường, biến chứng này còn được gọi là đau đột quỵ trung tâm hoặc hội chứng đau trung tâm. Tình trạng này thường xảy ra sau vài tuần bị đột quỵ và có thể cải thiện theo thời gian.

2.7. Thay đổi hành vi, mất khả năng tự chăm sóc, sinh hoạt

Những người bị đột quỵ có thể khép kín và ngại giao tiếp hơn, có trường hợp lại bốc đồng, nóng tính hơn. Hầu hết người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân, cần giúp đỡ với việc sinh hoạt hàng ngày.

2.8. Biến chứng liệt nửa người

Tàn tật, liệt, hạn chế cử động dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Loét do nằm một chỗ quá lâu

– Viêm phổi

– Trật khớp vai

– Teo cơ

– Loãng xương

– Co rút cơ, cứng khớp

– Liệt nửa mặt kéo dài làm suy giảm chức năng ăn uống, rối loạn ngôn ngữ, …

3. Phương pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, chi phí điều trị tốn kém, thời gian hồi phục kéo dài. Vì vậy việc tầm soát nguy cơ đột quỵ cần được thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Việc tầm soát nguy cơ sẽ giúp phát hiện và kiểm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm huyết áp, cholesterol máu, đường huyết, cân nặng, … Từ việc thăm khám, bác sĩ cũng sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

Thăm khám định kỳ phát hiện, kiểm soát các triệu chứng sắp đột quỵ

Thăm khám định kỳ giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ hiệu quả từ đó ngăn bệnh xảy ra

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital