Cách điều trị viêm họng sai có thể khiến bệnh kéo dài, lây nhiễm và biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Trong khi đó, dù là bệnh lý thường xảy ra nhưng việc chăm sóc, điều trị bệnh hiện nay vẫn thường được thực hiện cảm tính, sai lầm. Vậy, liệu bạn có luôn thực hiện chữa viêm họng đúng cách? Theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình cách xử trí đúng, tránh sai lầm khi trị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Sơ lược về bệnh viêm họng
Viêm họng là một trong những bệnh lý khoa tai mũi họng khá phổ biến, gây viêm nhiễm, sưng đỏ và dễ bị kích thích ở khu vực niêm mạc cổ họng. Bệnh có xu hướng gia tăng nhiều hơn vào các giai đoạn chuyển mùa, đồng thời, báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe, nhất là sự xuống dốc của hệ đề kháng. Viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, do virus, vi khuẩn, dị ứng, hoặc các tình trạng khác liên quan đến mô và niêm mạc họng gây nên.
Viêm họng không khó nhận biết qua những triệu chứng điển hình như đau họng, nuốt khó, sưng đau cổ họng, hạch cạnh hàm, khàn tiếng, hắt hơi,… Bệnh có thể khỏi sau 3-5 ngày nếu đơn giản, được phát hiện sớm và sử dụng thuốc phù hợp. Trong trường hợp viêm nhiễm kéo dài, điều trị không đúng nguyên nhân, viêm họng có thể làm lây lan viêm nhiễm, gây áp xe thành họng, áp xe quanh amidan, các bệnh viêm vùng tai mũi họng và hệ hô hấp, đặc biệt là nguy cơ viêm cầu thận, viêm khớp, nhiễm trùng huyết,… Chính vì thế, cần sớm thăm khám thực thể, kiểm tra phù hợp từ bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác, xác định đúng nguyên nhân bệnh, từ đó, điều trị triệt để, phòng tránh biến chứng.
2. Những sai lầm điển hình trong điều trị viêm họng
2.1. Tự chẩn đoán và áp dụng cách điều trị viêm họng theo ý mình
Với việc viêm họng dễ hình thành, tái phát, nhiều người thường chủ quan tự chẩn đoán và dùng thuốc mà không thông qua thăm khám y tế. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng các đơn thuốc cũ, hoặc đơn thuốc của người khác để điều trị.
Việc tự điều trị không có sự tham khảo và giám sát của bác sĩ có thể dẫn đến nguy cơ dùng thuốc không đúng cách cũng như bỏ qua các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe như: dùng thuốc không cần thiết, dùng cả các thuốc cơ thể dị ứng, lạm dụng thuốc,… Vô hình trung, người bệnh dễ suy giảm miễn dịch, viêm nhiễm tái phát dễ dàng và nguy hại đến sức khỏe toàn thân.
2.2. Lạm dụng kháng sinh
Việc dùng kháng sinh trong chữa viêm họng được tiến hành khi nguyên nhân hình thành bệnh do nhiễm trùng vi khuẩn. Tùy theo loại vi khuẩn mà loại và thời gian sử dụng kháng sinh với người bệnh cũng sẽ có điều chỉnh và khác biệt.
Các bác sĩ tai mũi họng TCI cũng cho biết: sử dụng kháng sinh khi viêm họng do virus gây ra không chỉ không hữu ích mà còn tăng nguy cơ kháng thuốc và tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
2.3. Không đáp ứng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc
Sau khi khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, triệu chứng cùng các yếu tố khác như thể trạng, bệnh sử,… để lên phác đồ phù hợp với tình trạng viêm họng của người bệnh. Không tuân thủ thời gian dùng thuốc cũng như liều lượng theo yêu cầu của bác sĩ có thể khiến hiệu quả điều trị không đảm bảo, bệnh dễ tái phát và biến chứng có thể xảy ra.
2.4. Lạm dụng xịt họng và nước muối
Sử dụng xịt họng và dung dịch nước muối quá mức có thể gây khô họng, kích ứng niêm mạc họng, từ đó khiến cảm giác đau họng nặng nề hơn. Do đó, cần chú ý thời gian sử dụng các loại thuốc tại chỗ này theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2.5. Không chú ý thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi thực hiện cách điều trị viêm họng
Môi trường và những thói quen trong sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến việc hỗ trợ điều trị viêm họng. Thậm chí, việc không thực hiện đúng những nguyên tắc liên quan đến vấn đề này khi chữa bệnh có thể khiến viêm họng càng nặng và khó chữa hơn. Ví dụ, việc liên tục hút thuốc lá hoặc không phòng ngừa tiếp xúc với khói thuốc là một trong những lý do khiến niêm mạc họng tổn thương nhiều hơn và dễ lây lan viêm nhiễm đến các vị trí lân cận.
Nhìn chung, việc không duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện các chăm sóc cơ bản như ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nước, và giữ cơ thể ẩm sẽ khiến viêm họng khó khỏi hơn. Bệnh viêm họng dai dẳng dẫn đến mạn tính sẽ khiến niêm mạc họng yếu, dễ bị tổn thương và nguy cơ biến chứng nhiều hơn.
3. Hướng dẫn điều trị viêm họng
Theo các bác sĩ TCI, khi điều trị viêm họng, cần xác định đúng nguyên nhân bệnh, từ đó có phác đồ điều trị cho người bệnh, phòng ngừa biến chứng, nhất là với tình trạng viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Để điều trị viêm họng đúng cách, cần chú ý:
– Thăm khám bác sĩ: hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi điều trị, nhất là khi triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng.
– Sử dụng thuốc phù hợp: Sau thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự mua thuốc mà không có sự giám sát chuyên gia.
– Thực hiện chăm sóc bản thân: Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng, giữ cơ thể ẩm.
– Nghỉ ngơi đúng cách: Cần nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp, để cơ thể để phục hồi, giảm áp lực lên niêm mạc họng.
Nhận định:
Nhìn chung, để có cách điều trị viêm họng phù hợp, hiệu quả, cần tránh việc tự ý dùng thuốc hay tự ý điều chỉnh thời gian, liều dùng của thuốc. Bên cạnh đó, cần tránh việc lạm dụng kháng sinh, thuốc xịt, nước muối hay không để ý đến các yếu tố môi trường và tự chăm sóc khi điều trị bệnh. Những sai lầm này khiến viêm họng khó khỏi, dễ lây lan viêm nhiễm và biến chứng hình thành các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi có triệu chứng viêm họng, chúng ta cần sớm đến các cơ sở tai mũi họng uy tín để được thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đây cũng là cách giúp phòng bệnh tái phát và bảo vệ sức khỏe của chính bạn.