Đau bụng trên rốn có cảnh báo nhiều bệnh lý về gan, mật (đường dẫn mật và túi mật), dạ dày – hành tá tràng, tụy, lách, phía trên hệ tiết niệu,..Tuy nhiên đau bụng trên rốn là triệu chứng phổ biến cảnh báo các bệnh lý về dạ dày, cụ thể là đau thượng vị dạ dày
Menu xem nhanh:
1. Cẩn trọng với chứng đau bụng trên rốn cảnh báo nhiều bệnh
1.1. Bệnh viêm đại tràng
Chứng bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính lag nguyên nhân gây ra đau bụng trên rốn kèm theo một số biểu hiện như:
– Đầy hơi chướng bụng
– Đi ngoài nhiều lần trong ngày
– Có thể bị táo bón
– Đau vùng thượng vị một cách âm ỉ hoặc đau quặn
1.2. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Những người có cơ địa nhạy cảm có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường. Người bệnh gặp phải các triệu chứng phổ biến như đau bụng quặn từng cơn, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen đại tiện…Một số người bệnh còn gặp phải hiện tượng đi ngoài phân lỏng, phân sống, táo bón…
1.3. Đau dạ dày
Đau vùng trên rốn với các biểu hiện đau âm ỉ là triệu chứng điển hình của đau dạ dày. Đi kèm với triệu chứng đau, còn có các triệu chứng khác như:
– Ợ hơi
– Ợ chua
– Buồn nôn, nôn nếu tình trạng viêm cấp tính và nặng
1.4. Đau bụng do giun gây ra
Một số trường hợp giun chui ống mật gây đau vùng thượng vị. Trường hợp này thường đau rất dữ dội, vã mồ hôi rất nhiều…Trường hợp trẻ bị nhiễm giun có thể gây ra hiện tượng đau bụng trên rốn hoặc đau bụng quanh rốn.
1.5. Bệnh về gan mật
Một số bệnh lý liên quan tới gan mật cũng có hiện tượng đau vùng trên rốn như: viêm gan, áp xe gan, viêm đường dẫn mật, viêm túi mật…Trong trường người bệnh bị suy tim gây ứ máu ở gan, sỏi túi mật hoặc đường dẫn mật cũng gây đau vùng trên rốn.
Các triệu chứng người mắc bệnh về gan hoặc tuyến tụy như:
– Vàng da, vàng mắt
– Đi tiểu màu đậm
– Buồn nôn, bị nôn
– Cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
Triệu chứng của người bệnh về túi mật như đau bụng trên rốn kèm theo các triệu chứng khác như sốt, vàng da…và thường xảy ra sau khi ăn thức ăn nhiều đạm và dầu mỡ.
1.6. Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, đau bụng trên rốn còn do một số bệnh khác gây nên:
– Đau bụng quằn quại sau khi vận động hoặc ngồi trên xe sóc có đau của sỏi thận, niệu quản (lệch sang phải hoặc lệch sang trái hoặc cả hai bên, nếu mắc sỏi thận, niệu quản bị cả 2 bên).
– Đau thượng vị lệch sang trái có thể là lách sưng trong một số bệnh (sốt rét, hoặc do chấn thương) và bệnh dạ dày.
– Đau bụng trên rốn còn là dấu hiệu của các trường hợp như thủng dạ dày, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, ứ nước, …Tình trạng thủng dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người già cho tới trẻ nhỏ. Trường hợp này cần phải cấp cứu kịp thời không dẫn tới viêm phúc mạc, sốc và tử vong.
– Viêm ruột thừa là bệnh mà nhiều người đều biết rằng triệu chứng đau hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp, nhất là trẻ em thì sau khi đau ở thượng vị mới khu trú đau ở vùng hố chậu phải.
2. Cách xác định bệnh đau bụng trên rốn?
Siêu âm ổ bụng là phương pháp để biết tình trạng sức khỏe về gan, mật, hệ tiết niệu (thận, niệu quản), tụy, lách. Khi nghi ngờ bệnh của dạ dày nội soi dạ dày – đây là phương pháp có nhiều giá trị tốt cho việc chẩn đoán các bệnh về dạ dày. Thông quan nội soi, các bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây bệnh dạ dày có phải do vi khuẩn HP gây ra hay không bằng cách xác định men urêaza do vi khuẩn HP sinh ra, hoặc xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
Hiện nay phương pháp nổi soi đã được áp dụng phổ biến tronng chẩn đoán các bệnh dạ dày. Bệnh viện Thu Cúc khám nội soi và xác định vi khuẩn HPdạ dày, đây là dịch vụ được đánh giá chất lượng tốt với kỹ thuật gây mê tại chỗ giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn khi nội soi, và có thể tỉnh ngay sau khi quá tình nội soi kết thúc.
3. Làm thế nào để giảm đau bụng trên rốn hiệu quả?
Nếu bạn mới xuất hiện biểu hiện vùng bụng trên rốn bị đau thì có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm cảm giác khó chịu:
– Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm vừa phải rồi đặt lên vùng thượng vị hoặc bạn cũng có thể cho nước ấm vào chai thủy tinh rồi lăn ở xung quanh vùng bị đau.
– Nếu bạn xuất hiện tình trạng này thì tốt nhất nên hạn chế sử dụng nước lạnh, uống nước ấm, một ít trà gừng với từng ngụm nhỏ thêm một chút mật ong sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
– Một trong những mẹo dân gian rất công dụng để giảm cơn đau bụng là dùng khoảng 10 gam vỏ quýt kết hợp với gừng tươi và 30 gam gạo rồi cho vào 350ml nước đun sôi, chắt lấy nước uống.
– Đặc biệt, nếu bạn đau bụng do dạ dày thì cần phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, hạn chế tối đa những loại thực phẩm, đồ uống có hại đến dạ dày, ăn nhiều rau quả sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
– Hơn nữa, bạn cần phải nghỉ ngơi nhiều khi bị đau, không nên gắng làm việc quá sức, vận động mạnh có thể khiến cơn đau ngày càng tồi tệ hơn.
Khi có triệu chứng đau bụng trên rốn thường xuyên kèm theo cảm giác ợ hơi, đầy bụng khó chịu, bạn nên đi khám chuyên khoa để xác định nguyê nhân gây ra triệu chứng, đồng thời có phương pháp điều trị kịp thời.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 1900 55 88 92
Hotline: 0936 388 288
0936 388 288
Website: www.benhvienthucuc.vn