Cẩm nang về các xét nghiệm bệnh tiểu đường 

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Bệnh tiểu đường đang dần phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Để có thể chẩn đoán bệnh lý này, phương pháp được sử dụng phổ biến là xét nghiệm bệnh tiểu tường mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm tiểu đường hay còn gọi là xét nghiệm đái tháo đường được chia làm 3 nhóm:

– Xét nghiệm phát hiện bệnh tiểu đường

– Xét nghiệm phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

– Xét nghiệm theo dõi bệnh tiểu đường.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ trình bày nội dung về 6 phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh đái tháo đường. 

1.1. Phương pháp xét nghiệm bệnh tiểu thông qua nước tiểu

Bình thường glucose (đường huyết) sẽ được hấp thu gần như hoàn toàn tại thận. Bình thường ngưỡng hấp thu của thận với glucose là 1,6 – 1,8 g/L. Trong trường hợp lượng đường trong máu vượt quá trị số này, thận sẽ không thể hấp thu được hết và dẫn tới hiện tượng xuất hiện glucose trong nước tiểu. Do đó, xét nghiệm nước tiểu có thể giúp sàng lọc được bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này không được sử dụng phổ để sàng lọc đái tháo đường nữa. Nguyên nhân vì xét nghiệm này có thể xảy tình trạng dương tính giả vì những lý do người đây:

– Khả năng tái hấp thu glucose của thận kém khiến lượng đường huyết chưa cao nhưng glucose đã bị đào thải qua đường tiểu.

– Ở người mắc một số bệnh rối loạn enzym bẩm sinh, trong nước tiểu có thể xuất hiện các loại đường khác (fructose, galactose) và cũng cho xét nghiệm dương tính.

phương pháp xét nghiệm bệnh tiểu đường 

Xét nghiệm nước tiểu được dùng chủ yếu để phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2

1.2. Xét nghiệm bệnh tiểu đường thông qua xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Để xét nghiệm tiểu đường, chúng ta có tới 5 cách khác nhau dựa trên xét nghiệm máu. 

– Phương pháp định lượng đường huyết ngẫu nhiên: Theo WHO, xét nghiệm đường máu tại thời điểm bất kỳ cho kết quả ≥11,1 mmol/l với huyết tương hoặc ≥10 mmol/l với máu toàn phần thì có thể kết luận người bệnh bị tiểu đường. Xét nghiệm này có ưu điểm là không phụ thuộc vào việc bệnh nhân đã ăn trước xét nghiệm hay không. Tuy nhiên nếu kết quả <7,8 mmol/L thì bạn cần làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết để có thể khẳng định.

Định lượng glucose máu lúc đói (sau ăn tối thiểu 8 tiếng): Đây là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm này bắt buộc bạn phải nhịn ăn và thường thực hiện 2 lần để có thể khẳng định kết quả. Nếu như xét nghiệm cho thấy chỉ số đường máu lúc đói ≥7,0 mmol/l ở 2 lần xét nghiệm gần nhau thì có thể kết luận bệnh đái tháo đường.

giá xét nghiệm bệnh tiểu đường 

Xét nghiệm máu có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau để chẩn đoán bệnh tiểu đường

– Xét nghiệm glucose máu sau khi ăn 2 tiếng: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu sau khi bệnh nhân ăn được 2 tiếng. Tuy nhiên yêu cầu thành phần trong bữa ăn của bệnh nhân chỉ giới hạn khoảng 100g carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Nhưng việc kiểm soát thành phần bữa ăn, thời gian ăn và đánh giá khả năng hấp thụ của người bệnh là rất khó khăn. Do đó, xét nghiệm này không được áp dụng quá phổ biến. Nếu kết quả xét nghiệm nồng độ glucose trong huyết tương ≥11,1 mmol/l thì sẽ được xem là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. 

– Nghiệm pháp tăng đường máu bằng đường uống: Phương pháp này rất có giá trị và được dùng để khẳng định ở những bệnh nhân có nồng độ glucose huyết tương trong khoảng 6,4 – 7,0 mmol/L. Nghiệm pháp được tiến hành bằng cách lấy mẫu máu nhiều lần (thời điểm nhịn đói, 30-60-90-120 phút sau khi uống dung dịch có pha glucose. Nếu kết quả ở thời điểm 120 phút và một thời điểm trước đó mà có trị số ≥11,1 mmol/L thì được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.  

– Nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường tiêm tĩnh mạch: Lưu ý, phương pháp này không được sử dụng phổ biến vì có thể gây cảm giác sợ cho bệnh nhân. Các bác sĩ thường chỉ định áp dụng xét nghiệm này trong trường hợp bệnh nhân kém hấp thu hoặc không dung nạp glucose bằng đường uống. 

2. Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường

Người có dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao bị tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm để có thể sớm phát hiện bệnh.

2.1. Dấu hiệu lâm sàng cảnh báo bệnh tiểu đường

Bạn nên đi xét nghiệm bệnh đái tháo đường nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

– Chậm lành vết loét hoặc dễ bị nhiễm trùng

– Thường xuyên mệt mỏi và cáu kỉnh

– Nhanh cảm thấy đói

– Khát nước và đi tiểu thường xuyên

– Thị lực suy giảm, nhìn mờ

– Xuất hiện mảng da thẫm màu, thường là ở nách và cổ. 

– Giảm cân dù cơ thể ăn nhiều hơn để giảm cảm giác đói.

chi phí xét nghiệm bệnh tiểu đường 

Giảm cân trong khi ăn rất nhiều có thể là dấu hiệu tiền tiểu đường

2.2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở những người dưới 30, nguyên nhân chủ yếu do thiếu insulin. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

– Người bị thừa cân, béo phì

– Người ít hoạt động vận động thể lực

– Đối tượng trên 50 tuổi

– Người thân trong gia đình (quan hệ cận huyết) bị tiểu đường tuýp 2

– Phụ nữ đã từng bị tiểu đường trong thời gian thai kỳ

Phương pháp xét nghiệm là cách phổ biến nhất để chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Vì thế, nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng phía trên, hãy nhanh chóng thực hiện xét nghiệm để kịp thời kiểm soát bệnh hiệu quả nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital