Cách chữa đột quỵ tại nhà nhanh chóng và chính xác

Tham vấn bác sĩ

Đột quỵ là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời. Vậy khi gặp người bị đột quỵ, chúng ta nên sơ cứu như nào cho chính xác để mang lại khả năng sống và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Mời các bạn cùng tham khảo cách chữa đột quỵ tại nhà nhanh chóng và chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết để đề phòng bệnh đột quỵ

BE FAST là nguyên tắc nhận biết bệnh đột quỵ sớm được hội tim mạch Mỹ sử dụng để giúp cho mọi người dễ dàng ghi nhớ về dấu hiệu của bệnh đột quỵ một cách nhanh nhất và nhanh chóng cấp cứu kịp thời.

B (BALANCE): Người bệnh mất thăng bằng đột ngột, đầu đau dữ dội, chóng mặt và không còn khả năng phối hợp.

E (EYESIGHT): Người bệnh lúc này đã bị giảm thị thực (mờ một hoặc cả hai bên mắt).

F (FACE): Mặt có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung bị lệch. Và dấu hiệu dễ phát hiện nhất là nụ cười méo mó khi người bệnh mở miệng lớn.

A (ARM): Người bệnh không thể cử động chân tay, tê liệt một bên của cơ thể. Dầu hiệu nhất biết dễ dàng nhất là người bệnh không thể giơ hai tay lên cùng một lúc.

S (SPEECH): Nói khó, phát âm không rõ chữ, nói dính chữ và ngọng bất thường. Cách kiểm tra đơn giản là hãy yêu cầu người bệnh nói lại câu vừa phát ra.

Người mắc bệnh đột quỵ thường có một vài các triệu chứng đã kể trên đây. Vì vậy khi thấy người bệnh có một trong các triệu chứng này cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu kịp thời tránh những di chứng có thể xảy ra.

Cách chữa đột quỵ tại nhà

Khi thấy người bệnh có dấu hiệu đột quỵ cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu kịp thời

2. Biến chứng nguy hiểm bệnh đột quỵ

Tùy thuộc vào mức độ và vùng não bị tổn thương đi kèm với thời gian cấp cứu nhanh hay chậm mà người bệnh sẽ gặp phải một vài biến chứng như:

– Liệt nửa người hoặc các chi của người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc vận động và sinh hoạt.

– Rối loạn nhận thức: Người bệnh thường khó tỉnh táo, hay quên và trí tuệ bị giảm đi

– Rối loạn ngôn ngữ: Không thể biểu đạt được ý mình muốn nói, nói ngọng, nói lắp hoặc biến dạng âm điệu và ngữ điệu.

– Rối loạn thị giác: Mắt người bệnh sẽ bị mờ đi, khó nhìn hơn. Nặng hơn nữa là có thể bị mù một hoặc cả hai bên mắt.

– Rối loạn cơ tròn: Gây ra tình trạng đại tiểu tiện mất tự chủ, tiểu khó, bí tiểu

Những biến chứng này ở người đột quỵ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày. Đi kèm với đó là tinh thần người bệnh và chi phí điều trị cũng rất tốn kém.

Cách chữa đột quỵ

Những biến chứng ở người đột quỵ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày

3. Cách chữa đột quỵ tại nhà chính xác

Nếu nghi ngờ ai đó bị đột quỵ hãy nhanh chóng gọi cấp cứu ngay. Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, bạn nên thực hiện theo nguyên tắc ABC. (ABC có nghĩa là Airway (đường thở) Blood (máu) và Circulation (tuần hoàn) khép lại). Đây là nguyên tắc mà các cơ sở y tế thường hay áp dụng.

3.1. Cách chữa đột quỵ tại nhà – Thứ nhất, A (Airway)

Chú ý quan sát xem người bệnh còn thở hay không. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu ngừng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo để kích thích khả năng hô hấp và tuần hoàn cho người bệnh. Người bệnh đột quỵ chỉ cần ngừng thở 4 phút thì sẽ chết não và gây tử vong. Do đó việc kiểm tra đường thở của người bệnh là điều vô cùng quan trọng. Ngoài ra cần loại bỏ các vật dụng ngăn cản đường thở và nới lỏng quần áo ra.

3.2. Thứ hai, B (BLOOD)

Để ý xem người bệnh có bị chảy máu ở đâu không. Trong trường hợp có thì cần tiến hành cầm máu cho người bệnh.

3.3. Cách chữa đột quỵ tại nhà – Thứ ba, C (Circulation)

Sờ xem các mạch máu lớn của người bệnh có còn đập hay không. Nếu như mạch người bệnh không còn đập thì tiến hành xoa bóp tim, cấp cứu.

3.4. Các bước tiếp theo

Tiếp đó thực hiện sơ cứu đột quỵ cho người bệnh theo các bước như sau;

– Đặt người bệnh nằm ở chỗ thoáng mát. Nằm nghiêng 1 bên kê cao đầu từ 20 đến 30°.

– Nếu người bệnh vẫn trong trạng thái tỉnh táo cố gắng trò chuyện để hỏi thông tin của người bệnh như: họ tên, số điện thoại của người nhà, các bệnh đang mắc.

– Nếu người bệnh bị nôn đặt người bệnh nằm nghiêng rồi tiến hành móc hết chất nôn ở họng để tránh gây ngạt đường thở cho người bệnh.

– Nếu người bệnh bị hôn mê cần kiểm tra tim mạch của người bệnh. Nếu người bệnh bị ngừng tim cần hồi sức tim phổi ngay.

– Đưa người bệnh vào các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị. Đề phòng tránh những di chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

chữa đột quỵ tại nhà

Nếu nghi ngờ ai đó bị đột quỵ hãy nhanh chóng gọi cấp cứu ngay

4. Sơ cứu người bị đột quỵ cần tránh những sai lầm gì?

Sơ cứu đối với bệnh nhân đột quỵ nếu không đúng cách cũng khiến bị bỏ lỡ thời gian vàng can thiệp. Nghiêm trọng hơn nữa có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Vì vậy khi sơ cứu, mọi người cần chú ý tránh những sai lầm sau:

– Tuyệt đối không di chuyển người bệnh, nên để họ nằm yên tại chỗ. Và nên lưu ý rằng nếu đưa bệnh nhân tới viện càng muộn thì khả năng cấp cứu và phục hồi càng thấp.

– Không tự ý sử dụng thuốc cho người bệnh. Bởi đa phần khi xuất hiện tình trạng đột quỵ, người bệnh sẽ gặp khó khăn và cản trở trong việc nhai nuốt. Vì vậy khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng dễ dẫn tới nghẹn cổ cho người bệnh.

– Không tự ý chích, nặn máu ở ngón tay người bệnh. Điều này vừa không có tác dụng vừa gây trì hoãn thời gian cấp cứu, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Việc sơ cứu đột quỵ đúng cách và chính xác là cực kỳ cần thiết. Trên đây là những chia sẻ về cách cách chữa đột quỵ tại nhà nhanh chóng và chính xác nhất. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích được cho mọi người trong quá trình sơ cứu người gặp đột quỵ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital