Menu xem nhanh:
Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công vùng tai giữa phía sau màng nhĩ bị viêm nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ.
Nhiều số liệu thống kê cho biết tại Việt Nam có đến khoảng 12% dân số bị viêm tai giữa trong đó có tới khoảng 80% bệnh nhân là trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể là tình trạng viêm tai giữa cấp tính hay mạn tính. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của trẻ mà mức độ biểu hiện ở mỗi trẻ khác nhau có thể khác nhau.
Một số triệu chứng bệnh viêm tai giữa điển hình ở trẻ mà cha mẹ nên chú ý là sốt cao (từ 39 – 40 độ C), con thường xuyên quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, kéo giật tai, phản ứng chậm với những âm thanh xung quanh do sức nghe bị ảnh hưởng…
Cách chữa bệnh viêm tai giữa cho trẻ em
Điều trị viêm tai giữa cho con như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Có một số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nhẹ có thể không đáng ngại, dùng thuốc có thể khỏi trong vài ngày nhưng cũng có những trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nặng cha mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi diễn tiến bệnh của con để có hướng xử lý kịp thời.
Tùy thuộc vào giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị có thể khác nhau. Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ được chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa giai đoạn sung huyết bác sĩ có thể xem xét việc điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân với các loại thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau…
Trường hợp thăm khám thấy tình trạng viêm tai giữa của con đã chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân. Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ có ý nghĩa quan trọng.
Nhiều cha mẹ thường có thói quen thấy con đau tai, tai có chảy dịch là lại mua thuốc nhỏ tai cho con dùng. Tuy nhiên, việc làm này là không nên và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Việc lạm dụng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa không những không điều trị dứt điểm bệnh mà còn dễ làm tình trạng bệnh của con thêm phức tạp. Viêm tai giữa không được xem xét điều trị đúng có thể dẫn đến những biến chứng xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức nghe của con cũng như ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
Lưu ý: để có hướng điều trị bệnh chính xác nhất cần có thăm khám của bác sĩ chuyên khoa
Những cách phòng bệnh viêm tai giữa trẻ em cha mẹ không nên bỏ qua
Do điều trị viêm tai giữa không hề đơn giản nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến khâu phòng bệnh cho con.
Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý:
- Điều trị sớm và dứt điểm viêm nhiễm ở mũi họng: viêm amidan, viêm VA, viêm mũi xoang… đều có thể gây biến chứng viêm tai giữa nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Vì vậy, để tránh biến chứng bệnh không đáng có, việc điều trị dứt điểm các viêm nhiễm ở mũi họng là việc làm cần thiết.
- Vệ sinh mũi họng đúng cách cho con, tránh việc bơm rửa mũi với áp lực mạnh như bằng xi lanh hay bắt con xì mũi: việc bơm rửa mũi bằng xi lanh với áp lực lớn rất dễ đẩy dịch mũi lên tai gây viêm. Tương tự như việc bắt con xì mùi của nhiều cha mẹ, một phần dịch có thể bị đẩy ra ngoài hay vào xoang kế cận, một phần dịch cũng có thể bị đẩy vào tai giữa gây viêm.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ bú mẹ ít bị viêm tai giữa hơn vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé có sức đề kháng tốt. Vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ cũng là cách tuyệt vời phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, chăm sóc ân cần, chu đáo là địa chỉ khám và điều trị viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ nhận được sự tin tưởng của đông đảo các bậc phụ huynh.
Để đăng kí khám điều trị viêm tai giữa tại Bệnh viện Thu Cúc hoặc nhận thêm thông tin tư vấn giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.