Các tác hại của cao răng bạn cần biết!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Cao răng là vấn đề răng miệng bất cứ ai cũng gặp phải. Nó là một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề răng miệng khác và làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn nói chung. Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của cao răng qua bài viết dưới đây để hiểu vì sao các nha sĩ luôn khuyên chúng ta nên lấy cao răng định kì nhé.

1. Cao răng là gì?

tác hại của cao răng

Mảng bám vôi hóa trở thành cao răng

Cao răng, hay còn có tên gọi khác là vôi răng. Gần như bất cứ ai cũng có thể có cao răng bởi nó là kết quả của một quá trình dài khi không làm sạch răng kĩ lưỡng. Sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn cùng các mẩu thức ăn còn sót lại trong kẽ răng sẽ dần dần tích tụ, tạo thành mảng bám. Các mảng bám cứ dày dần lên, bị vôi hóa và trở nên dính cứng vào men răng, nhất là phần viền tiếp xúc giữa răng và lợi.

Cao răng thường có màu trắng đục cho đến ngả vàng nhạt và thường có màu vàng đậm ở những người hút thuốc lá. Ngoài ra có trường hợp vị trí có cao răng bị viêm lợi, dịch viêm sẽ được tiết ra kèm theo chảy máu. Chất dịch này ngấm vào cao răng sẽ khiến cho cao răng có màu nâu đỏ, tình trạng này sẽ được gọi là cao răng huyết thanh.

Với đặc tính bám cứng tại răng và ở những vị trí khó làm sạch, chúng ta không thể loại bỏ cao răng tại nhà bằng bàn chải, hoặc bất cứ thứ gì bạn nghĩ là có thể nạy sạch cao răng vì làm sai cách có thể gây tổn thương đến răng và nướu. Các phòng khám nha khoa với các máy móc và dụng cụ chuyên dụng cùng các bác sĩ có kỹ thuật sẽ giúp bạn làm sạch cao răng một cách an toàn và toàn diện cho bạn.

2. Tác hại của cao răng

Cao răng ban đầu có thể là một lớp khá mỏng và chưa ảnh hưởng gì nhiều đến chủ thể. Tuy nhiên qua một thời gian ngắn không để ý và làm sạch răng cẩn thận, cao răng sẽ tích tụ dần thành các lớp dày với màu vàng đến nâu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nói chung mà còn gây nên nhiều tác hại không tốt đối với sức khỏe răng miệng.

2.1 Khó vệ sinh răng miệng

Các mảng bám, cao răng đóng cứng tại mép lợi – phần viền liên kết giữa răng và lợi hoặc sát giữa các kẽ răng gây cản trở, khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn bình thường rất nhiều. Dù bạn dùng chỉ nha khoa để lách vào kẽ răng hay đầu tăm để làm sạch phần thức ăn mắc kẹt cũng gần như không thể làm sạch hoàn toàn do vướng phải cao răng.

tác hại của cao răng

Cao răng cản trở việc làm sạch răng hàng ngày khiến vi khuẩn ngày càng sinh sôi

Nếu tình trạng răng không được làm sạch kéo dài, ngày càng dày lên, trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn thì sẽ rất nhanh kéo theo các bệnh về răng miệng, điển hình là sâu răng. Lúc này men răng đã bị tổn thương và rất nhanh

2.2 Hôi miệng là tác hại của cao răng phổ biến

Hôi miệng là vấn đề khiến chúng ta rất mất điểm trong mắt người đối diện và chính mình cũng cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Hơi thở có mùi hôi là do vi khuẩn sinh sôi và phát triển quá nhiều tại vị trí thức ăn mắc kẹt và khiến khu vực này vôi hóa thành cao răng. Nếu tình trạng nặng và kéo dài, mùi hôi răng ngày càng khó chịu thì việc đánh răng bình thường hay súc miệng bằng nước súc miệng có mùi thơm cũng chỉ có thể cải thiện tạm thời tình trạng này.

2.3 Viêm lợi và các bệnh về nướu

Các mảng bám tại chân răng dính cứng chính là nơi tích tụ và trú ngụ của vi khuẩn, đồng thời cũng cản trở quá trình vệ sinh răng miệng, loại bỏ vi khuẩn hàng ngày của chúng ta. Khi để cao răng tích tụ quá lâu, quá dày và không loại bỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tại đó tấn công vào nướu răng, sẽ gây nên bệnh viêm lợi.

Viêm lợi là bệnh phổ biến với biểu hiện lợi bị sưng, tấy đỏ và chảy máu. Tình trạng viêm lợi kéo dài không được điều trị sẽ khiến bệnh trở nặng, dẫn đến viêm nha chu. Lúc này, các mô nha chu bị tổn thương, suy yếu nên không thể nâng đỡ và giữ vững răng tại cung hàm, gây ra hậu quả răng bị lung lay, thậm chí là rụng răng.

Ngoài ra, các vi khuẩn này cũng có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác như viêm tủy ngược dòng, viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng,…

3. Xử lý cao răng bằng cách nào?

Mặc dù cao răng không thể gây ảnh hưởng cho chúng ta ngay khi xuất hiện, nhưng đây chính là kẻ thù thầm lặng đối với sức khỏe răng miệng mà chúng ta không nên coi thường. Với những biến chứng không chỉ đối với răng miệng mà còn đối với cả vùng họng, việc loại bỏ cao răng để ngăn chặn các bệnh lý nghiêm trọng do cao răng gây nên là vô cùng quan trọng.

Vi cao răng là sự vôi hóa của các mẩu thức ăn bị dính lại trên răng nên vì vậy cao răng rất dễ hình thành và xuất hiện ban đầu rất ít đến mức bạn có thể không nhận thấy. Tuy nhiên bạn không nên đợi cao răng tích tụ thành một lớp dày rồi mới đi lấy, vì khi đó nó đã gây ra tổn thương nhất định và có thể để lại hậu quả. Lời khuyên của các bác sĩ răng hàm mặt là chúng ta nên đến nha sĩ lấy cao răng và khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để sức khỏe răng miệng luôn trong tình trạng tốt nhất.

tác hại của cao răng

Cao răng chỉ có thể loại bỏ tại nha khoa bằng các dụng cụ chuyên dụng

Ngoài việc lấy cao răng, thăm khám tại nha khoa cũng là cách để các bác sĩ giúp bạn kiểm soát và phát hiện các bệnh lý khác về răng miệng, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời trước khi gây nên các hậu quả không đáng có.

4. Các biện pháp ngăn ngừa cao răng

4.1 Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt ngừa tác hại của cao răng

Điều tạo nên cao răng chính là mảng bám, do đó để hạn chế cao răng hình thành chúng ta cần tập trung ngăn ngừa mảng bám. Để hạn chế mảng bám xuất hiện thì vệ sinh răng miệng tốt chính là mục tiêu mà chúng ta cần đạt được.

Việc giữ răng miệng sạch sẽ không chỉ ngăn ngừa hình thành mảng bám mà còn giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại nằm trong khoang miệng. Khi thực hiện vệ sinh răng miệng, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để đạt được kết quả tốt nhất:
– Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày hoặc sau khi ăn 30 phút.
– Chọn kem đánh răng có chứa Flour để kiểm soát sự hình thành cao răng và giúp răng chắc khoẻ.
– Dùng bàn chải có lông mềm và chải nhẹ nhàng để làm sạch các thức ăn còn mắc lại mà không gây tổn thương lợi, có thể sử dụng bàn chải điện với những ưu điểm vươt trội để làm sạch răng tốt hơn.
– Nên dùng thêm nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng toàn diện và tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
– Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn mắc lại trên răng và trong kẽ răng, tránh nguy cơ tạo mảng bám và vi khuẩn sinh sôi.

4.2 Thay đổi chế độ ăn và thói quen xấu

Ngoài ra một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là giải pháp giúp hạn chế sự hình thành của mảng bám và cao răng. Bạn nên giảm thiểu các thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột ví dụ như nước ngọt, bánh kẹo, đồ uống có cồn để giảm các mảng bám, nên uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng tự nhiên.
– Hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá vì khiến các mảng bám chân răng tích tụ nhiều hơn và làm răng ố vàng, hơi thở hôi.
– Giảm thiểu những loại thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột.
– Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho răng như sữa chua, táo, dâu tây, phô mai, socola đen,…

Thực tế cho thấy những biện pháp này sẽ giúp kéo dài thời gian tích tụ cao răng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của nó. Chính vì vậy, để tránh cao răng tích tụ dày và các tác hại của cao răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như hoạt động giao tiếp hàng ngày, nha sĩ khuyên bạn nên đi khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Nha khoa Thu Cúc TCI hiện là địa chỉ đáng tin cậy trong chăm sóc răng nhờ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, máy móc nhập khẩu hiện đại. Với tay nghề cao, cao răng của bạn sẽ được loại bỏ một cách an toàn, đúng kỹ thuật và đặc biệt không gây đau đớn hay ê buốt trong suốt quá trình tiến hành, trả lại cho bạn hàm răng sạch khỏe toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital