Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi bạn nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Phác đồ điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc vào kích thước của khối u, mức độ xâm lấn và di căn, tuổi tác và thể trạng người bệnh… Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể về các phương pháp điều trị ung thư lưỡi qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ lưỡi – cơ quan trong miệng, được tạo thành từ một nhóm các cơ, giúp nếm thức ăn, nuốt và nói.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư lưỡi không có dấu hiệu rõ ràng. Đến giai đoạn tiến triển, các triệu chứng của ung thư lưỡi có thể bao gồm:

các phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ lưỡi

  • Vết loét đỏ hoặc trắng trên lưỡi
  • Đau họng kéo dài
  • Đau hoặc xuất hiện cục u trên lưỡi
  • Đau khi nuốt
  • Tê trong miệng
  • Lưỡi chảy máu không rõ nguyên nhân (không phải do cắn lưỡi hoặc chấn thương khác)
  • Đau ở tai (hiếm gặp)

Khi gặp các triệu chứng bất thường kể trên, cần tới ngay các cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Lưu ý rằng các biểu hiện này cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra.

2. Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Tùy vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn, tuổi tác, mong muốn của người bệnh và gia đình… mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

  • Phẫu thuật và xạ trị

các phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất cho ung thư lưỡi giai đoạn sớm

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất cho ung thư lưỡi giai đoạn sớm, khi khối u còn rất nhỏ. Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u và vùng bị ảnh hưởng. Đối với các khối u lớn hơn, đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp phẫu thuật và xạ trị nhằm cắt bỏ khối u (loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, sau đó sẽ tái tạo lưỡi mới) và cách hạch bạch huyết. Phương pháp này còn giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát. Sau phẫu thuật, xạ trị có thể được chỉ định nhằm tiêu diệt các khối u còn sót lại.

  • Hóa trị

Bác sĩ thường chỉ định hóa trị trong trường hợp khối u tái phát hoặc nếu ung thư đã lan rộng vào các mô xung quanh hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Hóa trị có thể được chỉ định trước khi phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm thu nhỏ khối u.

các phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Hoá trị cũng được áp dụng cho nhiều trường hợp ung thư lưỡi

Hai loại thuốc hóa trị liệu thông thường được sử dụng để điều trị ung thư vùng đầu và cổ, khoang miệng là Cisplatin và Fluorouracil. Các loại thuốc khác ít được sử dụng bao gồm:

  • Carboplatin
  • Bleomycin
  • Methotrexate

Xạ trị ở vùng khoang miệng có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm khô miệng, đau và thay đổi khẩu vị.

Các tác dụng phụ của hóa trị thường bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Giảm cân
  • Suy giảm sức đề kháng
  • Dễ chảy máu và bầm tím

Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ được kiểm soát và chấm dứt sau vài ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital