Dây thanh quản thực hiện khá nhiều chức năng quan trọng, trong đó có tạo ra âm thanh và bảo vệ đường thở. Do đó, liệt dây thanh quản có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và thở con người, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, phương pháp điều trị liệt dây thanh quản luôn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về bệnh liệt dây thanh quản
Liệt dây thanh quản là tình trạng bất thường ở thanh quản, các xung thần kinh tới thanh quản bị gián đoạn, khiến không còn khả năng nói, thở và và chức năng bảo vệ đường thở cũng bị ảnh hưởng. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau và mỗi mức độ lai có phác đồ điều trị riêng biệt.
1.1 Triệu chứng liệt dây thanh quản
Với người bị liệt dây thanh quản sẽ phải đối mặt với những triệu chứng sau:
– Đột nhiên bị mất tiếng, đau họng, giọng nói thay đổi theo chiều hướng xấu: nói nhỏ, mất âm sắc, giọng đôi,…
– Nói lại được trong một vài ngày, giọng nói được hồi phục dần do dây thanh quản khác làm việc thay dây bị liệt.
– Hai dây thanh quản không khép kín, dây thanh và sụn phễu có thể bị giảm khả năng di động, cản trở không khí vào phổi.
– Thở khò khè, phải ngừng lại để thở trong lúc nói, thường xuyên hắng giọng.
– Đau rát khi nuốt nước bọt, hay bị nghẹn hoặc ho khi ăn uống.
1.2 Nguyên nhân dễ bị liệt dây thanh quản
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến dây thanh quản bị liệt như:
– Bị chấn thương cổ, ngực: những trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ở vùng ngực, cổ rất dễ tác động đến dây thần kinh thanh quản, thanh quản. Cụ thể các loại phẫu thuật liên quan đến tuyến giáp, cận tuyến giáp, cổ họng,… có nguy cơ gây liệt thanh quản rất cao.
– Bị đột quỵ: một trong nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến liệt thanh quản. Bởi vì khi đột quỵ đồng nghĩa với việc não không tiếp nhận được máu, ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu từ não đến các dây thần kinh thanh quản.
– Xuất hiện các khối u: những trường hợp bệnh nhân có u ở thanh quản vô tình đè lên các cơ, dây chằng, dây thần kinh và gây hiện tượng liệt bộ phận này.
– Mắc các bệnh nhiễm trùng như bệnh Lyme, nhiễm virus Epstein-Barr và herpes. Các bệnh này tác động trực tiếp đến chức năng của dây thanh quản.
– Ngoài ra nếu mắc một số bệnh về dây thần kinh chẳng hạn như đa xơ cứng, parkinson cũng là yếu tố gây liệt dây thanh quản.
2. Phương pháp điều trị liệt dây thanh quản
Nếu không thực hiện các phương pháp điều trị kịp thời khi bị liệt dây thanh quản, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh nhân liệt thanh quản dẫn đến tình trạng nghẹt thở do đồ ăn, thức uống di chuyển sang đường thở, tác nhân gây nên viêm phổi, áp xe phổi trầm trọng. Vì vậy, cần tiến hành các biện pháp điều trị sau đây:
2.1 Điều trị liệt dây thanh quản bằng phương pháp y học cổ truyền
Đây là phương pháp điều trị bằng xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu vào dây thanh quản cả hai bên trái, phải. Thủ thuật này tác động vào cơ thanh quản qua khu vực dưới cằm, cổ của bệnh nhân hỗ trợ tối đa việc tiết chất nhờn để bôi trơn các dây thanh âm, tăng độ đàn hồi của dây chằng.
Bệnh nhân được làm giãn dây thanh quản, âm thanh giọng nói được cải thiện đáng kể. Từ đây, tình trạng viêm nhiễm trong các cơ cũng sẽ giảm và tạo điều kiện để chữa tổn thương đang có trong các cơ thanh quản.
Bên cạnh đó, xoa bóp, bấm huyệt dưới cằm, cổ sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giải tỏa mệt mỏi, tăng cường sự trao đổi chất ở người bệnh.
2.2 Phương pháp âm ngữ trị liệu
Đây là liệu pháp sử dụng đến các bài tập chuyên để cải thiện dây thanh âm, hơi thở, hạn chế các vấn đề bất thường xảy ra ở các vùng xung quanh dây thanh quản. Có những trường hợp đã điều trị được liệt dây thanh quản mức độ nhẹ với các bài tập này.
2.3 Điều trị liệt dây thanh quản bằng ngoại khoa
Sử dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị liệt thanh quản là phương pháp cuối cùng trong trường hợp bệnh nhân có u ở vùng cổ hoặc trung thất,… Phẫu thuật giúp loại bỏ nhanh chóng khối ú này cũng như là phục hồi các chức năng của dây thanh.
Các loại thông thường phẫu thuật dây thanh quản mà người bệnh có thể tham khảo:
– Tiêm thanh quản: cố định dây thanh quản bằng cách sử dụng kim tiêm và sợi dây đơn. Cụ thể, kim tiêm thứ nhất sẽ qua sụn giáp, dây đơn vòng qua kim, tạo thành vòng xung quanh dây thanh và được thắt cố định ở sụn giáp.
– Tia laser cắt dây thanh: cắt ở mức độ cơ và dây chằng gần đáy của buồng thanh quản.
– Cắt bỏ sụn phễu qua đường nội thanh quản.
3. Vì sao nên chữa liệt dây thanh quản tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc?
Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân khi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, nổi tiếng với những ca phẫu thuật nhanh, an toàn và tính thẩm mĩ cao.
Chuyên thăm khám và điều trị thành công hàng nghìn ca bệnh liên quan đến dây thanh quản: u thanh quản, polyp thanh quản, liệt dây thanh quản,… Hệ thống trang thiết bị tối tân, được nhập khẩu từ các nước y khoa tiến bộ trên thế giới như Đức, Mỹ, Hàn Quốc,… sẽ hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, không gian bệnh viện sang chảnh, cung cấp đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bệnh nhân và đội ngũ điều dưỡng phục vụ 24/7 sẽ tạo điều kiện thoải mái nhất cho bệnh nhân trong suốt quá trình lưu viện.
Liệt dây thanh quản có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Do đó, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đảm bảo kết quả điều trị. Thêm vào đó, thể trạng bệnh nhân cũng như mức độ bệnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.