Hiện tượng của bệnh đại tràng ngày càng xuất hiện phổ biến. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Vì vậy để phát hiện bệnh bạn cần có kiến thức về các dấu hiệu khi mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan tới bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét đại tràng là gì?
Các hiện tượng của bệnh đại tràng xảy ra khi trên bề mặt của niêm mạc đại tràng xuất hiện các tổn thương, viêm loét. Cơ thể nhận biết các ổ viêm loét là vật thể lạ và tấn công nó. Chính vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn và xuất hiện một loạt các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống.
Bệnh đại tràng không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn xuất hiện trên toàn thế giới. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đại tràng. Bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ở những người ngoài 30 tuổi.
2. Những hiện tượng của bệnh đại tràng thường gặp nhất
Các bệnh ở hệ tiêu hóa thường gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bệnh đại tràng cũng vậy. Để dễ dàng phát hiện bệnh, bạn cần lưu ý tới những sự thay đổi bất thường của cơ thể như sau:
2.1 Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng của bệnh đại tràng
Viêm đại tràng gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng tiêu hóa. Hệ quả là người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm: Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan tới trực tràng, đại tràng. Để kết luận có mắc bệnh đại tràng hay không bạn cần theo dõi thêm các dấu hiệu khi mắc bệnh khác.
2.2 Bất thường trong đại tiện
Khi bị bệnh, thói quen đại tiện sẽ có nhiều sự thay đổi:
– Thời gian đại tiện: Nếu như trước đây người bệnh thường đi ngoài vào buổi sáng thì bây giờ họ buồn đi đại tiện bất cứ lúc nào trong ngày, kể cả ban đêm.
– Tiêu chảy: Đây là dấu hiệu phần lớn người bệnh đều mắc phải. Số lượng đi ngoài nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh
– Tính chất phân thay đổi: Quan sát phân của người bị đại tràng sẽ thấy hiện tượng phần đầu có kết cấu rắn, đuôi lỏng
– Thường xuyên mót rặn dù vừa mới đi ngoài xong, tuy nhiên mỗi lần đi lại rất ít
2.3 Đau bụng là hiện tượng của bệnh đại tràng
Người bệnh thường xuyên phải chịu cơn đau do viêm đại tràng gây ra. Cơn đau khi bị bệnh đại tràng không giống với đau bụng thông thường:
– Cơn đau không tập trung ở một vị trí cụ thể mà xuất hiện ở nhiều chỗ khác nhau
– Cơn đau khi âm ỉ, khi dữ dội không đồng đều
– Sau khi bệnh nhân ăn đồ chua cay, bia rượu cơn đau sẽ tăng mạnh
Người bệnh bị đau bụng kèm theo các cảm giác khó chịu. Khi ấn tay vào bụng sẽ thấy bụng căng cứng hoặc mềm. Đôi khi bệnh nhân có thể sờ thấy các cục u nổi lên ở vùng bụng, dọc theo khung đại tràng.
2.4 Phân xuất hiện máu và chất nhầy
Một đặc điểm dễ nhận biết khi bị đại tràng là phân có lẫn nhầy hoặc máu. Hiện tượng này xảy ra do các vết viêm loét ở đại tràng tiết dịch nhiều, xuất huyết đại tràng. Máu và chất nhầy sẽ theo các chất thải được đưa ra ngoài cơ thể. Lượng máu và chất nhầy xuất hiện nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của từng người.
2.5 Các dấu hiệu bên ngoài khác
Bên cạnh các hiện tượng của bệnh đại tràng đặc trưng thì vẫn còn một số dấu hiệu khác:
– Mệt mỏi thường xuyên
– Người bệnh giảm cân đột ngột không xác định được nguyên nhân
– Mất ngủ do các cơn đau hành hạ
Bệnh viêm đại tràng không chỉ gây ra những đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Nhiều bệnh nhân còn lầm tưởng mình bị ung thư do bệnh chữa mãi không khỏi. Chính vì vậy ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ban đầu bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh.
3. Nguyên nhân gây bệnh đại tràng
Bệnh đại tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân do yếu tố khách quan gây ra. Tuy nhiên vẫn có một số nguyên nhân do chính thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh dẫn đến.
– Nhiễm trùng, nhiễm độc: Cơ thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn đặc hiệu ( Trực khuẩn lao, lỵ,…), nhiễm độc ( chất phóng xạ, nguồn nước,…)
– Do các bệnh lý khác gây ảnh hưởng tới đại tràng: Bệnh Crohn, bệnh loét trực tràng xuất huyết, viêm ruột,…
– Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi sử dụng trong thời gian dài
4. Bệnh đại tràng có nguy hiểm hay không?
Bệnh đại tràng được đánh giá là không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn rất thấp và nguy cơ tái phát cao.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 20 – 30% những người bị bệnh đại tràng mạn tính có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Bệnh còn nguy hiểm ở chỗ nhiều người coi nhẹ bệnh và tự ý mua thuốc về điều trị. Việc làm này khiến bệnh không được điều trị triệt để và chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn gây khó khăn cho việc chữa bệnh sau này.
Bệnh đại tràng có thể gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm như: Giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, xuất huyết ồ ạt, ung thư đại tràng,….
5. Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng
Với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, bệnh đại tràng có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa vào thăm khám lâm sàng để chỉ định thực hiện cách chẩn đoán phù hợp cho bệnh nhân.
5.1 Xét nghiệm máu và phân
Mẫu máu và phân của người bệnh sẽ được lấy và mang đi phân tính. Kết quả xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng thiếu máu do xuất huyết đại tràng hay do viêm nhiễm. Tương tự như vậy, xét nghiệm phân cho thấy sự hiện diện của bạch cầu giúp xác định tình trạng viêm nhiễm do nguyên nhân nào.
5.2 Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là kỹ thuật được sử dụng nhiều trong chẩn đoán các bệnh ở hệ tiêu hóa. Ống nội soi có gắn camera ở đầu được đưa vào trong cơ thể giúp quan sát các hình ảnh từ bên trong đại tràng. Các bác sĩ sẽ xác định được vị trí tổn thương và mức độ viêm loét. Phương pháp nội soi còn có thể kết hợp lấy mẫu mô sinh thiết nhằm giúp xác định các nguy cơ ung thư giai đoạn sớm.
5.3 Chụp X-quang và chụp CT
Các kỹ thuật chụp ảnh này giúp bác sĩ có thể quan sát các bộ phận bên trong đại tràng và các vùng lân cận. Trước khi chụp X – quang bệnh nhân sẽ được tiêm chất phản quang vào tĩnh mạch giúp các bộ phận trong cơ thể hiện rõ trên ảnh.
Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có biến chứng của bệnh đại tràng sẽ chỉ định chụp CT vùng bụng và xương chậu.
Hai phương pháp này dễ thực hiện và không hề gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh.
6. Cách điều trị bệnh đại tràng
Bệnh viêm đại tràng thường có nguy cơ tái phát cao và dễ gây biến chứng. Chính vì vậy ngay khi phát hiện bệnh bạn cần nhanh chóng điều trị ngay.
– Điều trị nội khoa bằng đơn thuốc của bác sĩ. Các loại thuốc thường sử dụng là: Thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc chống tiêu chảy
– Phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng
– Thiết lập chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết
– Hạn chế ăn các thực phẩm sống
– Lưu ý không nên ăn thực phẩm giàu chất xơ khi bị tiêu chảy. Trường hợp bị táo bón bạn nên giảm ăn chất béo và ăn nhiều chất xơ
– Tránh xa các sản phẩm từ sữa, thức ăn chua cay, đồ uống có cồn, cafe,…
– Chia nhỏ bữa ăn và nên uống nhiều nước
– Giữ cho tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh xa căng thẳng
– Nên dành thời gian để tập thể dục mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe
Những hiện tượng của bệnh đại tràng cần được tầm soát sớm. Chính vì vậy mọi người cần chủ động trong việc khám bệnh định kỳ và xây dựng lối sống lành mạnh. Các việc làm này tuy không đảm bảo hoàn toàn bạn sẽ không mắc bệnh nhưng sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ nhiễm bệnh.