Sơ cứu hóc dị vật đường thở là thao tác quan trọng trong việc cấp cứu dị vật đường thở. Trong khi hóc dị vật vô cùng phổ biến và dễ bắt gặp, liệu bạn đã biết đến các bước sơ cứu cần thiết này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để an tâm trang bị cho mình phương thức phù hợp và có thể ứng dụng đúng cách trong những tình huống hóc dị vật bất ngờ trong đời sống.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao phải sơ cứu khi bị hóc dị vật đường thở?
Hóc dị vật đường thở là tình huống nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý và kiểm soát kịp thời. Dị vật để lâu trong đường thở có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm khu vực này, có thể tạo biến chứng các bệnh lý nguy hiểm như bệnh viêm nhiễm phế quản, giãn phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, áp xe màng phổi, sẹo thanh quản,….
Trong tình huống khẩn cấp, dị vật có thể bít tắc đường thở, gây hiện tượng khó thở. Nghiêm trọng hơn, những tình huống dị vật khiến bệnh nhân thiếu khí, tắc thở, nguy hiểm tính mạng cũng đã từng xảy ra. Do đó, việc hóc dị vật đường thở cần phải được đề phòng. Ngoài ra, cần trang bị những hình thức sơ cứu để có thể áp dụng đúng lúc, giúp giải quyết tình trạng hóc dị vật cũng như bảo vệ tính mạng của người bị hóc trong những trường hợp nguy kịch. Trong khi đang chờ đợi cấp cứu hoặc đang đưa người bệnh đến bác sĩ điều trị Tai Mũi Họng, hãy thực hiện các phương pháp dưới đây.
2. Sơ cứu hóc dị vật ở đường thở cho trẻ dưới 1 tuổi
Để sơ cứu trẻ dưới 1 tuổi bị hóc dị vật đường thở, hãy dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực bằng cách thực hiện các thao tác sau đây:
– Cho trẻ nằm lên trên cánh tay trái của người sơ cứu ở thư thế: bàn tay giữ khu vực đầu và cổ trẻ, trẻ nằm dọc theo cánh tay và để trẻ hơi dốc theo hướng bàn tay.
– Dùng gót tay phải vỗ vào lưng của trẻ ở vị trí lưng giữa hai bả vai trẻ. Thực hiện khoảng 5 lần việc vỗ lưng này và kiểm tra xem liệu dị vật đã rơi ra chưa. Nếu dị vật chưa rơi ra, bạn thực hiện theo bước tiếp theo.
– Dùng tay phải đỡ trẻ và lật người trẻ nằm trên tay phải của người sơ cứu. Sau đó, dùng hai ngón tay trái để ấn vào vùng dưới xương ức theo hướng đẩy lên. Thực hiện điều này 5 lần và kết hợp kiểm tra tình hình dị vật của trẻ.
Nếu sau quá trình thực hiện, dị vật vẫn chưa bong ra, thì bạn có thể tiếp tục thực hiện điều này thêm 1 lượt nữa trong khi chờ đợi cấp cứu đến hoặc đưa trẻ đến nơi bác sĩ kịp thời.
3. Thao tác sơ cứu chữa hóc dị vật đường thở với người lớn và trẻ từ 1 tuổi trở lên
Với trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn, cơ thể đã khác so với các trẻ sơ sinh. Chính vì thế, phương pháp sơ cứu hóc dị vật tại đường thở cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, những trường hợp sử dụng nghiệm pháp Heimlich không đúng cách có thể xảy ra tình huống chấn thương, gãy xương sườn hoặc tổn thương nội tạng. Vì thế, nếu tự thực hiện phương pháp này, cần hết sức cẩn trọng. Tốt nhất, chỉ nên thực hiện trong tình huống sơ cứu khẩn cấp. Với những tình huống hóc dị vật khác, bạn nên để phương pháp này cho các bác sĩ và nhân viên y tế có đủ chuyên môn thực hiện.
3.1. Nghiệm pháp Heimlich hỗ trợ đẩy dị vật đường thở
Chúng ta sẽ dùng nghiệm pháp Heimlich để thực hiện tình huống chờ đợi cấp cứu dị vật đường thở. Cơ chế của phương pháp này là tạo lực đủ mạnh phần dưới cơ hoành để đẩy dị vật lên hoặc gây được cơn ho nhân tạo.
Thực hiện nghiệm pháp Heimlich sơ cứu hóc dị vật như sau:
Người thực hiện sơ cứu đứng sau người bị hóc với thư thế 2 chân trước sau chính giữa 2 chân nạn nhân.
– Thực hiện vòng tay tư thế ôm quàng bụng người bị hóc. Trong đó, một bàn tay nắm thành nắm đấm, tay còn lại ôm lấy tay kia. Hướng lòng bàn tay của người sơ cứu ở hướng úp xướng. Khi này, hãy áp sát vào khu vực phía trên rốn và ngay dưới xương ức của người bệnh.
– Tác động lực đột ngột ở nắm tay, giật mạnh theo hướng ra sau và hướng lên phía trên của người bị hóc. Thực hiện động tác này 5 lần dứt khoát, không đè ép vào lồng ngực của người bị hóc.
Sau khi thực hiện mà dị vật vẫn chưa ra khỏi lồng ngực của người bị hóc, có thể thực hiện lại. Tuy nhiên, cũng cần chú ý gọi cấp cứu cho bệnh nhân để sớm giải quyết tình trạng này.
3.2. Sơ cứu cho người hóc bị bất tỉnh
Khi người bị dị vật đường thở bất tỉnh hoặc trong tình trạng không thể đứng, sau khi gọi cấp cứu, có thể thực hiện theo phương pháp ấn ngực sơ cứu cho người bị nạn:
– Để người bị hóc nằm ngửa hoặc ở tư thế nửa ngồi nửa nằm. Khi đó, người sơ cứu đối diện với người bị hóc, tư thế 2 đầu gối đặt 2 bên đùi của bệnh nhân.
– Người sơ cứu chồng hai tay lên nhau và đặt dưới cơ hoành của người bị hóc. Chú ý đặt lòng bàn tay đúng vị trí để tạo lực đẩy cho thao tác.
– Người sơ cứu đẩy mạnh tay vào trong và theo hướng lên trên của người bất tỉnh. Thực hiện động tác nhiều lần để đẩy dị vật ra khỏi vị trí bít tắc đường thở của người bị hóc.
3.3. Tự thực hiện nghiệm pháp Heimlich khi không có người hỗ trợ
Trong những trường hợp đặc biệt không có người hỗ trợ, mà người bị hóc có thể tỉnh táo, thì có thể tự thực hiện nghiệm pháp Heimlich này cho mình. Khi đó, hãy nắm tay thành nắm đấm. Trong khi đó, ngón cái hướng về phía bụng và cơ hoành. Hãy đẩy mạnh tay như cách sơ cứu người bị hóc để dị vật có thể bị đẩy ra. Người bị dị vật cũng có thể sử dụng một số vật như ghế xoay để làm vật đưa lực lên cơ hoành.
Điều quan trọng bạn cần nhớ khi sơ cứu hóc dị vật đường thở đó là, không phải mọi bước chúng ta thực hiện đều có hiệu quả giống nhau, do đó, hãy đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để được hỗ trợ. Ngoài ra, sự an toàn mạng sống của người bị hóc là quan trọng nhất. Do đó, hãy liên hệ cấp cứu khẩn cấp khi cần thiết. Đồng thời, không nên bỏ qua việc nhờ các bác sĩ chẩn đoán xem xét hậu quả dị vật họng để lại sau mỗi tình huống hóc dị vật.