Táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, sôi bụng, ọc sữa… là các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nên xử trí và phòng ngừa như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Các bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Táo bón
Táo bón là một trong các bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thường gặp. Thông thường trẻ sơ sinh đại tiện 2-3 lần/ngày, phân nát, hoa cà hoa cải không thành khuôn. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh 3-7 ngày mới đi đại tiện 1 lần, phân cứng, đóng thành từng cục nhỏ, quấy khóc là trẻ đã bị táo bón.
Tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu chất dinh dưỡng, dị ứng với sữa công thức, chế độ ăn uống của mẹ không khoa học…
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có các biểu hiện như: Đi đại tiện nhiều lần liên tục; bú kém; quấy khóc; đau bụng; phân lỏng nhiều nước, phân xanh có nhày hoặc máu; sốt nhẹ hoặc sốt cao; nôn và buồn nôn…
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất hay gặp. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi sữa bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản gây nôn ói khó chịu. Chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bé quấy khóc, chậm lớn và dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp.
Ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Tình trạng ọc sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng của trẻ. Trẻ bị ọc sữa có thể do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý gây ra. Để biết chính xác nguyên nhân gây ọc sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tếđể được thăm khám và xử trí kịp thời, đúng cách.
Sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp. Sôi bụng ở trẻ sơ sinh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, khi trẻ bị sôi bụng kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và xử trí kịp thời, đúng cách.
2. Phòng ngừa các bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
-Để phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên:
+ Massage bụng cho bé một cách nhẹ nhàng, thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý, nên massage khi trẻ không no không đói.
+ Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu.
+ Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước và ăn những thức ăn nhuận tràng.
+ Nếu thấy trẻ lâu ngày không đi đại tiện cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
-Để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên:
+ Chăm sóc thai sản tốt tạo tiền đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh, hạn chế nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh.
+ Cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo càng dài càng tốt.
+Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn uống, không ăn những thức ăn khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, chướng bụng…
+ Nếu trẻ phải bú sữa công thức, mẹ nên lựa chọn những loại sữa tốt, an toàn và phù hợp với cơ địa của trẻ.
+Thực hiện vệ sinh trong chăm sóc cho trẻ và người mẹ đúng cách, đảm bảo vệ sinh tốt cho trẻ.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp các vấn đề liên quan đến các bệnh tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hoặc đặt hẹn khám tiêu hóa tại Bệnh viện Thu Cúc qua tổng đài.