Biểu hiện sau khi tiêm vacxin thường ở mức độ nhẹ và tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Đây là tình trạng rất bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, phản ứng của cơ thể được đánh giá khá nghiêm trọng và không nên xem nhẹ. Nếu thấy bản thân có những biểu hiện này thì cần tới bệnh viện kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cần chủ động tiêm vacxin phòng bệnh?
Hiện nay, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm rình rập và gây nhiều rủi ro tới sức khỏe con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có rất nhiều trường hợp tử vong vì bệnh truyền nhiễm, con số lên tới 1,5 triệu người. Các bệnh này đều có thể phòng ngừa bằng vacxin:
– Hơn 2 tỷ người tử vong vì nhiễm virus viêm gan B.
– 2,56 triệu người tử vong do viêm phổi.
– 2 triệu người tử vong do xơ gan, ung thư gan.
– Hơn 300 nghìn người tử vong vì bệnh ho gà.
– Mỗi năm có 650 nghìn người tử vong do cúm.
– Cứ 2 phút có 1 người tử vong do ung thư cổ tử cung.
Việc chủ động tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm. Bởi vacxin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật hoặc sự truyền nhiễm. Đối với cả trẻ em lẫn người trưởng thành thì việc tiêm vacxin là điều cần thiết và có ý nghĩa lớn.
Khi tất cả đều tiêm vacxin phòng bệnh sẽ tạo nên miễn dịch cộng đồng. Lúc này dịch bệnh khó lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả người chưa được tiêm chủng, kể cả trẻ sơ sinh.
2. Những biểu hiện sau khi tiêm vacxin ở mức độ nhẹ
Nhiều người thường có nỗi lo lắng chung về các biểu hiện sau tiêm phòng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì các phản ứng liên quan tới vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Mỗi phản ứng có thể biến mất từ 1 – 2 ngày sau khi tiêm (tùy loại). Có thể kể đến một số phản ứng thường gặp nhất như:
– Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng, có thể bị ngứa,…
– Toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, có thể buồn ngủ,..
Với các phản ứng trên thì có thể kiểm soát bằng các biện pháp:
– Chườm mát, uống thuốc hạ sốt.
– Dùng thuốc giảm đau phù hợp do bác sĩ kê.
Vắc-xin được đánh giá cực kỳ an toàn. Do đó những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin là rất hiếm. Cách tốt nhất để đảm bảo về mặt sức khỏe sau tiêm thì bạn cần tuân thủ một vài điều sau:
– Ở lại cơ sở tiêm ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như nôn trớ, chóng mặt, da mẩn đỏ,.. thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời kiểm tra và can thiệp chữa trị triệu chứng.
– Tiếp tục theo dõi ít nhất 24h khi về nhà bao gồm thân nhiệt, sự tỉnh táo, nhịp thở, tình trạng ở vùng tiêm,…
– Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể thích ứng và hồi phục, bổ sung các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh vận động mạnh,…
– Nên có người nhà đi cùng để hỗ trợ. Trẻ nhỏ đi tiêm cần có cha mẹ đi cùng, người lớn tuổi hay người có sức khỏe kém đi tiêm thì cần có con cháu hoặc người thân đi cùng,..
3. Một số biểu hiện nghiêm trọng cần tới bệnh viện ngay
Bên cạnh phản ứng nhẹ thông thường sau tiêm chủng thì vẫn có tỷ lệ nhỏ xảy ra các phản ứng nặng và nghiêm trọng. Các phản ứng này tiềm ẩn nguy cơ gây ra tử vong, đe dọa tính mạng. Nó đòi hỏi phải nhập viện điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện. Mức độ nặng và nghiêm trọng dùng để mô tả từ một phản ứng thông thường, tuy nhiên được phân loại và đánh giá theo từng mức độ khác nhau. Ví dụ, sốt nhẹ là một phản ứng sau tiêm rất dễ gặp nhưng ở trường hợp nghiêm trọng thì sẽ có biểu hiện như sốt cao hơn 39 độ, kéo dài hơn 2 ngày không hạ sốt dù đã uống thuốc.
3.1. Biểu hiện sau khi tiêm vacxin ở người lớn cần lưu ý
Trong quá trình theo dõi phản ứng sau tiêm, nếu bạn nhận thấy bản thân hay trẻ em, người thân trong gia đình có những biểu hiện sau thì cần tới bệnh viện khám ngay. Không nên chủ quan, tự điều trị ở nhà vì có thể đánh đổi hậu quả nặng nề:
– Phát ban.
– Khó thở, tức ngực.
– Tim đập nhanh hơn mức bình thường hoặc loạn nhịp.
– Giọng trở nên khàn không rõ lí do.
– Chảy nước mũi.
– Đau bụng.
– Nôn.
– Tiêu chảy liên tục.
Các phản ứng nghiêm trọng này dần ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn, ý thức như:
– Tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.
– Thở gấp, khò khè, tím tái.
– Rối loạn nhịp thở, rối loạn về ý thức.
– Co giật, hôn mê.
– Nặng nhất là nguy cơ ngừng tuần hoàn, hô hấp.
3.2. Biểu hiện sau khi tiêm vacxin ở trẻ em cần lưu ý
Trẻ em sau khi tiêm cần đặc biệt theo dõi các phản ứng trong thời điểm này. Nếu trẻ có một hoặc một vài biểu hiện dưới đây thì cần đưa tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt:
– Sốt cao trên 39 độ và sốt kéo dài trên 24 giờ, khó đáp ứng thuốc hạ sốt.
– Trẻ quấy khóc liên tục.
– Trẻ không còn tương tác với cha mẹ, thể hiện mỏi mệt, thậm chí là hôn mê.
– Có hiện tượng co giật.
– Nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
– Phát ban.
– Thở nhanh, khó thở, thở ậm ạch, môi và các chi tím tái.
– Sờ chân tay của trẻ thấy lạnh.
– Da nổi vân tím.
– Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.
Biểu hiện sau khi tiêm vacxin là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vacxin. Nếu nhận thấy bản thân hay trẻ em, người thân trong gia đình có những phản ứng bất thường sau khi tiêm về thì cần đưa đi khám ngay. Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định có cần nhập viện hay chỉ cần tiếp tục theo dõi tại nhà. Điều này giúp hạn chế trường hợp rủi ro trong tương lai có thể xảy đến, giúp bạn yên tâm làm việc và tận hưởng cuộc sống.