Menu xem nhanh:
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn nhu động ruột mà không phải do tổn thường ruột gây ra. Hội chứng ruột kích thích (viết tắt là IBS) gồm 4 nhóm chính là: IBS-D (hay tiêu chảy), IBS-C (hay táo bón), IBS-M (vừa hay tiêu chảy vừa hay táo bón), IBS-U (không tiêu chảy hay không táo bón).
Hiện tại chưa có nghiên cứu chính xác nào, về các nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Vì vậy cũng chưa có biện pháp điều trị triệt để hội chứng ruột kích thích. Phần lớn là điều trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng là chủ yếu.
Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người, và thường giống với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu thường gặp của những người mắc hội chứng ruột kích thích là:
- Đau hoặc đau quặn bụng
- Cảm giác chướng bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón – đôi khi có các đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau,
- Chất nhầy trong phân.
Đối với hầu hết các trường hợp, thì hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mãn tính. Mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng có lúc xấu đi và có lúc cải thiện hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có sự thay đổi liên tục về thói quen đại tiện, hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của hội chứng ruột kích thích, thì điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ. Vì điều này có thể giúp bạn phát hiện sớm một số bệnh lý nghiêm trọng hơn, ví dụ như ung thư đại tràng.
Các triệu chứng có thể cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Chảy máu trực tràng
- Đau bụng ngày càng nhiều và xảy ra vào ban đêm
- Sụt cân.
Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra các biện pháp để giảm triệu chứng cũng như loại trừ các bệnh ở đại tràng, như bệnh viêm ruột và ung thư đại tràng. Bác sĩ còn có thể giúp bạn phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra từ các vấn đề như tiêu chảy mãn tính.
Khám và điều trị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích không thể chữa khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể giảm bớt các triệu chứng của chúng bằng việc: thay đổi thói quen trong việc ăn uống, chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với sử dụng thuốc hoặc có thể là men tiêu hóa. Ngoài ra, các liệu pháp giúp giảm căng thẳng như đi bộ, yoga, giảm stress, ngủ đủ giấc,… sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng ruột kích thích.
Hệ thống y tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ Tiêu hóa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và các phương pháp nội soi đường tiêu hóa (NBI): không đau, không khó chịu, giúp phát hiện sớm ung thư là một địa chỉ uy tín, thăm khám và phát hiện sớm các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung, cũng như hội chứng ruột kích thích nói riêng.
Các biện pháp phòng tránh hội chứng ruột kích thích
– Tránh ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín kỹ hoặc không hợp vệ sinh.
– Duy trì lối sống lành mạnh, tránh stress, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
– Hạn chế sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, nước có ga.
– Ăn nhiều chất xơ
– Không nên ăn quá nhiều vào một bữa, nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho hợp lý.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ.