Menu xem nhanh:
1. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu
2. Làm gì khi nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu ?
Việc trước tiên là cần đi khám để được xác định bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị càng sớm càng tốt để bệnh chóng khỏi không để trở thành mạn tính hoặc biến chứng. Cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên chủ quan xem thường hoặc ngại không uống thuốc hoặc uống thuốc không đủ liều hoặc tự mua thuốc điều trị.
3. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu
3.1. Lựa chọn đồ lót chất liệu coton
Lựa chọn đồ lót cần được ưu tiên, sử dụng loại chất liệu coton, mềm, thoáng, chun giãn được, theo đúng kích cỡ không mặc quần lót quá chật dễ gây tổn thương vùng kín.
3.2. Uống nhiều nước
Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chức năng thận do đó nước tiểu không đủ nhiều và thuận lợi cho vi sinh vật phát triển dễ dàng. Hơn nữa, thiếu nước còn tạo điều kiện cho phản ứng viêm xảy ra, làm trầm trọng thêm tính chất của bệnh. Tốt nhất nên uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày.
3.3. Không nên nhịn tiểu
Nước tiểu ứ đọng trong thời gian dài tạo thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và hậu quả gây nhiễm trùng bàng quang vì vậy hãy đi tiểu khi cơ thể cần.
3.4. Tránh dùng những sản phẩm có mùi thơm
Những sản phẩm này chứa nhiều chất hóa học làm thay đổi pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công. Vì vậy sau những lần vệ sinh “vùng kín” không nên sử dụng nước hoa, chất có mùi thơm. Ngoài ra một số chất dùng để “bôi trơn” vùng kín cũng tăng nguy cơ lây nhiễm.
3.5. Đi tiểu sau khi làm “chuyện ấy”
Nên đi tiểu sau khi làm “chuyện ấy” vì nước tiểu giúp loại bỏ vi khuẩn ở niệu đạo. Thói quen này giúp dự phòng nhiễm trùng bàng quang.
3.6. Tránh mặc quần áo ướt quá lâu
Bạn không nên mặc áo quần tắm (sau khi bơi) quá lâu vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.