Bệnh viêm mũi họng là căn bệnh phổ biến chung của rất nhiều người, từ người cao tuổi đến trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bạn biết gì về bệnh viêm mũi họng?
Viêm mũi họng là bệnh lý khá phổ biến và xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Bệnh có triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi trong thời gian ngắn nhưng rất dễ lây lan qua đường hô hấp thường. Đặc biệt trong môi trường sống ô nhiễm tại các thủ đô hiện nay, bệnh phát triển rộng và lan nhanh trong cộng đồng, nhất vào mùa lạnh.
1.1. 4 dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi họng
Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi họng thường xuất hiện trong thời gian ngắn, khoảng 1-3 ngày sau khi mắc bệnh, kéo dài đến khoảng 10 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, nếu thấy bản thân có 5 biểu hiện sau đây cần phải đến gặp bác sĩ ngay:
– Hắt xì hơi, sổ mũi liên tục, đi kèm đau họng: Nếu đột ngột hắt xì hơi, sổ mũi và nói bằng giọng mũi thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm cảm lạnh. Tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát cổ họng.
– Sốt cao, họng nuốt vướng: Nếu thấy mình bị sốt cao, đau rát họng, nuốt vướng, kèm theo cảm giác uể oải, nhức đầu thì bạn đã bị viêm amidan. Theo đó, hô hấp cũng trở nên khó khăn, nhất là vào buổi đêm, khiến xuất hiện tình trạng ngáy to.
– Ho khan, ho có đờm: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính. Đặc biệt, cơn ho thường kéo dài dai dẳng và xuất hiện nhiều về đêm. Nếu thấy ho xuất hiện đờm xanh thì bạn đã bị viêm họng mãn tính do bội nhiễm vi khuẩn, đờm trắng là bội nhiễm siêu vi.
– Đau tai, thính lực suy giảm, có chất lỏng chảy ra từ tai: Thấy dấu hiệu bạn cần đi khám tai ngay vì rất có thể bạn đã mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan sẽ gây biến chứng nghiêm trọng thủng màng nhĩ, viêm xương chũm…
1.2. Bệnh viêm mũi họng xảy ra khi nào?
Viêm mũi họng là bệnh dễ lây lan, thường gặp vào mùa lạnh, nhất vào cuối vụ đông xuân. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, đó là:
– Do nhiễm trùng: Theo nghiên cứu, đa số các trường hợp mắc viêm mũi họng đều là do virus, vi khuẩn gây ra. Trường hợp do nhiễm virus thường lành tính, có thể tự khỏi sau 2 tuần. Riêng bội nhiễm vi khuẩn bắt buộc phải điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu không triệu chứng sẽ trở nặng.
– Do thời tiết: Khi đột ngột thay đổi thời tiết, đặc biệt vào lúc chuyển giao mùa như mùa thu sang mùa đông, hoặc mùa đông sang xuân…
– Do bị kích ứng khói bụi, khói thuốc, mùi hóa chất (sơn, xăng…)
– Do dị ứng phấn hoa, bụi mỹ phẩm, thức ăn…
2. Biện pháp khắc phục bệnh viêm mũi họng
Nếu bệnh nhân là người trưởng thành, người cao tuổi, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc viêm mũi họng:
– Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc máy xông hơi để mũi không bị khô, thông thoáng mũi
– Rửa mũi, họng thường xuyên bằng dung dịch muối pha loãng
– Pha mật ong với nước ấm để làm dịu cổ họng
– Tránh xa khói thuốc lá và hạn chế hút thuốc
– Luôn đeo khẩu trang ra ngoài để tránh bụi bẩn làm viêm nhiễm khoang mũi
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay
Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý không nên áp dụng cách điều trị của người lớn cho trẻ mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
– Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ
– Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm trong cổ họng
– Rửa mũi và súc miệng nước muối thường xuyên
Đặc biệt, khám tai – mũi – họng định kỳ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời trước khi bệnh biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị về bệnh viêm mũi họng và các phương pháp điều trị phù hợp.