Menu xem nhanh:
Viêm phổi
- Viêm phổi là bệnh viêm đường hô hấp cấp thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, thường xảy ra khi thời tiết lạnh. (ảnh minh họa)
Viêm phổi là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em thường gặp vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh bệnh thường xảy ra và chủ yếu hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Bệnh viêm phổi có biểu hiện sớm như thở nhanh bất thường (Nhịp thở trên 60 lần/phút – đối với trẻ từ 2 tháng-1 tuổi và nhịp thở trên 40 lần/phút – đối với trẻ trên 1 tuổi). Ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp. Trẻ có thể sốt vừa đến sốt cao, co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực. nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ bị viêm phổi cần được thăm khám kịp thời với bác sĩ để có biện pháp xử trí nhanh chóng và tốt nhất tránh gây biến chứng nguy hiểm cho con.
Viêm họng cấp
- Bệnh việm họng cấp ở trẻ nhỏ nếu được xử trí kịp thời có thể khỏi trong 5-7 ngày nhưng nếu không được phát hiện sớm thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới. (ảnh minh họa)
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em thường xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm,… trong đó đặc biệt nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây nên biến chứng viêm khớp cấp, viêm cầu thận.
Khi bị viêm họng cấp, bé thường có các biểu hiện như:
- Sốt nhẹ đến sốt cao 39-40 độ C
- Đau rát cổ họng
- Ho (ban đầu thường ho khan sau đó ho có đờm)
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ, …
Bệnh việm họng cấp ở trẻ nhỏ nếu được xử trí kịp thời có thể khỏi trong 5-7 ngày nhưng nếu không được phát hiện sớm thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới điển hình là viêm phế quản phổi và viêm phổi, viêm khớp, viêm cầu thận,…
Viêm xoang cấp
- Viêm xoang cấp nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới khó thở, lâu ngày thành viêm xoang mạn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm màng não, giảm thị lực, nhiễm trùng tai, … (ảnh minh họa)
Viêm xoang cấp chủ yếu do virus gây ra, bên cạnh đó có thể do vi khuẩn lây nhiễm khi nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài từ 7-10 ngày. Cũng có trường hợp do nhiễm nấm nếu có bất thường ở xoang hoặc khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu nhưng chủ yếu viêm xoang cấp là do virus. Vì vậy việc tùy tiện dùng kháng sinh để điều trị căn bệnh này cho bé cần phải cân nhắc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chỉ nguyên nhân là do vi khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh mới là cần thiết và có hiệu quả.
Các biểu hiện của viêm xoang cấp thường biểu hiện như dịch mũi vàng hoặc xanh, bị tắc nghẹt mũi, đau nặng vùng mũi, ho nhiều hơn về đêm …
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm xoang cấp có thể dẫn tới khó thở, lâu ngày thành viêm xoang mạn tính và có thể gây ra một số biến chứng như viêm màng não, giảm thị lực, nhiễm trùng tai,…
Viêm amidan
Viêm amidan gồm 2 giai đoạn là: viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu gây amidan ở trẻ em là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn khiến khổi amidan bị viêm nhiễm và sưng phồng lên.
Khi bị viêm amidan cấp tính bé thường có các BIỂU HIỆN sau:
- Sốt cao, thường sốt 38-39 độ C, khi sốt thường kèm theo các biểu hiện như rét run, mệt mỏi, tịnh thần uể oải, nhức đầu, đau rát cổ họng, không muốn ăn,…
- Khi khối viêm amidan di chuyển xuống dưới khu vực thanh quản, nó có thể gây đờm, khàn tiếng, làm giọng nói nhỏ đi. Amidan bị sưng to và đỏ, xuất hiện những chấm mủ trắng ở hốc. Dần dần những chấm mủ này sẽ tạo thành lớp phủ để phủ quanh amidan, lưỡi trắng và miệng khô.
Nếu không điều trị bệnh dễ trở thành mạn tính, tái phát nhiều lần, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác cho trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Viêm VA
Viêm VA cũng gồm 2 dạng là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Trong đó viêm VA mạn tính thường là tình trạng quá phát và xơ hóa của tổ chức này sau nhiều lần viêm cấp tính gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi, cũng có khi gặp ở trẻ lớn nhưng số lượng ít hơn.
Các biểu hiện viêm VA cấp tính ở trẻ em bao gồm:
- Trẻ sốt đột ngột từ 38-39 độ C, có khi sốt cao đến 40 độ C nhưng cũng có trường hợp trẻ không sốt.
- Các triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, nghẹt một bên rồi hai bên. Trẻ thở khó khăn, thường phải thở bằng miệng, thở khụt khịt,… Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì con không thở được bằng mũi.
- Ho do khô miệng vì thường xuyên phải thở bằng miệng hoặc chảy do chảy dịch xuống từ vòm mũi họng, gây viêm họng.
Viêm phế quản cấp
- Trẻ bị viêm phế quản cấp thường ho theo cơn kéo dài, có thể có đờm, thở khò khè hoặc thở bằng miệng, mệt mỏi, li bì, có thể hôn mê và co giật nếu không được xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)
Viêm phế quản cấp ở trẻ em chủ yếu do virus xâm nhập vào phế quản (cuống phổi) gây ra. Các triệu chứng thường nặng hơn theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi)
- Giai đoạn phát triển: Trẻ sốt cao hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
- Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38 độ C, chân tay mềm, yếu, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài, có thể có đờm. Thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da trẻ xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Thường xuyên bị nôn, tiêu chảy, nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế có Chuyên khoa Nhi để các bác sĩ xử trí kịp thời và tốt nhất cho con.