Ung thư vú giai đoạn cuối là khi ung thư đã lan rộng và di căn tới những cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh ung thư vú giai đoạn cuối chữa thế nào là thắc mắc của rất nhiều chị em.
Menu xem nhanh:
1. Sự tiến triển của ung thư vú giai đoạn IV
Ung thư vú giai đoạn IV là giai đoạn cuối cùng của người bệnh. Lúc này người bệnh có khối u vú có thể có bất kỳ kích thước nào, các hạch bạch huyết có thể có hoặc không chứa tế bào ung thư, và đặc biệt là ung thư đã lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể như xương, phổi, gan, hoặc não.
2. Triệu chứng xảy ra khi ung thư vú ở giai đoạn IV
Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng thể hiện rõ ràng hơn, nhưng triệu chứng của ung thư vú giai đoạn cuối có thể khác nhau, tùy theo vị trí nơi mà ung thư vú đã lan tới. Một số triệu chứng ung thư vú di căn bao gồm:
– Di căn ở xương: bệnh nhân có những cơn đau xương nghiêm trọng, xương dễ bị gãy hoặc tổn hại.
– Di căn lên não: những cơn đau đầu liên tục, cảm thấy có áp lực chèn lên đầu, rối loạn thị giác, động kinh, ói mửa hoặc buồn nôn, thay đổi hành vi.
– Di căn đến gan: có thể gây ra tình trạng vàng da, ngứa hoặc phát ban, enzyme cao bất thường trong gan, đau bụng, chán ăn, buồn nôn và ói mửa.
– Di căn đến phổi có thể gây ra những cơn ho mãn tính kéo dài, hoặc khó thở, đau ngực.
– Ngoài ra, bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối còn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, buồn nôn,…
3. Bệnh ung thư vú giai đoạn cuối chữa thế nào?
Với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4, mục tiêu điều trị chủ yếu là thu nhỏ khối u, làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra, và giúp bệnh nhân sống lâu hơn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
3.1 Hóa trị
Hóa trị liệu cho bệnh ung thư vú giai đoạn cuối được xem là phương pháp điều trị toàn thân mang đến hiệu quả cho người bệnh khi ung thư đã lan tràn đến nhiều cơ quan trên cơ thể. Thuốc hóa chất được đưa vào cơ thể theo đường uống hoặc truyền có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và có thể kết hợp cùng liệu pháp hormone để tăng thêm tính hiệu quả của điều trị ung thư vú giai đoạn 4.
3.2 Điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối bằng liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư vú tiến triển ở giai đoạn cuối có các protein đặc biệt được gọi là thụ thể hormone.
3.3 Liệu pháp nhắm mục tiêu điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối
Liệu pháp nhắm mục tiêu được dành riêng cho bệnh ung thư dương tính với hormone, dương tính với HER2 và/hoặc cho những bệnh nhân có đột biến gen BRCA . Liệu pháp này hướng vào các thụ thể hormone của tế bào ung thư để làm gián đoạn những bất thường thúc đẩy sự phát triển của ung thư.
3.4 Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch (liệu pháp sinh học) là một phương pháp điều trị ung thư vú giúp hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào ung thư.
3.4 Phẫu thuật và xạ trị
Đây là 2 phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 4 cho một số bệnh nhân nhất định nhằm mục đích kiểm soát cơn đau, giảm các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn của ung thư vú di căn.
Đồng hành với người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác điều trị với đội ngũ bác sĩ hàng đầu Singapore, nhằm đưa những tiến bộ y học trong điều trị ung thư về Việt Nam. Theo đó, việc điều trị cho bệnh nhân tại đây sẽ đảm bảo tương đương với điều trị ở Singapore. Chịu trách nhiệm chính điều trị ung thư vú tại đây là TS.BS See Hui Ti.
4. Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn IV
Một chế độ dinh dưỡng và một kế hoạch ăn uống khoa học sẽ giúp hỗ trợ cho sự phát triển của các tế bào miễn dịch, nâng cao sức khỏe để chống lại ung thư.
– Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp giảm cảm giác buồn nôn, chán ăn.
– Nên ăn các nguồn protein nạc để giúp quá trình sửa chữa, phục hồi các mô và tế bào khỏe mạnh.
– Nên ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả để cơ thể có thêm nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Uống đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước.
– Nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao để cơ thể tránh bị mất sức.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, người nhà bệnh nhân cũng nên để bệnh nhân nghỉ ngơi đầy đủ, chăm sóc giấc ngủ cho người bệnh, giữ cho người bệnh có tinh thần thoải mái, lạc quan nhất có thể. Người chăm sóc cũng nên chú ý thông báo đến cho bác sĩ đầy đủ tình trạng của bệnh nhân, các tác dụng phụ gặp phải, triệu chứng bệnh… để từ đó được tư vấn, điều trị đúng hướng.