Bệnh trái rạ ở trẻ nhỏ thường được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là bệnh thủy đậu. Đây là một bệnh truyền nhiễm lành tính, do thủ phạm là virus Varicella Zoster gây ra. Trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu có thể hết bệnh sau 7 – 10 ngày điều trị tại nhà. Thế nhưng, nếu điều trị sau cách, bệnh thủy đậu của trẻ dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao trẻ nhỏ bị mắc bệnh trái rạ?
Trẻ nhỏ mắc bệnh trái rạ, hay chính là bệnh thủy đậu, là do nhiễm phải virus Varicella Zoster. Đây là loài virus thuộc họ herpesviruses, có kích thước chỉ khoảng 150-200nm. Virus thủy đậu có thể tồn tại tới vài ngày trong không khí, khi có điều kiện tiếp xúc với người, chúng rất nhanh chóng xâm nhập và gây bệnh.
Thông thường, virus thủy đậu có thể lây truyền bệnh cho trẻ qua 2 con đường sau:
– Lây truyền bệnh thủy đậu trực tiếp: Trường hợp này xảy ra khi trẻ nhỏ có tiếp xúc gần với người bệnh. Theo đó, người mắc bệnh thủy đậu khi nói chuyện, ho hay hắt hơi sẽ làm văng giọt bắn có chứa virus thủy ra ngoài không khí. Trẻ nhỏ tiếp xúc gần với người bệnh có nguy cơ cao hít phải virus trong không khí hoặc bị dính giọt bắn có chứa virus gây bệnh. Với sức lây lan nhanh, mạnh, virus sẽ sớm xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây nên bệnh thủy đậu.
– Lây truyền bệnh thủy đậu gián tiếp: Trường hợp này xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt (bàn, ghế, tường, đồ chơi…) bị dính giọt bắn chứa virus thủy đậu từ người bệnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây virus thủy đậu gián tiếp khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: khăn mặt, chăn, gối hay giường chiếu…
2. 04 giai đoạn mắc bệnh trái rạ mà trẻ sẽ phải trải qua
Mọi trẻ mắc bệnh trái rạ hay thủy đậu đều sẽ phải trải qua 4 giai đoạn của bệnh thì mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trong đó, cả 4 giai đoạn của bệnh trẻ đều có thể lây truyền virus sang cho mọi người xung quanh. Giai đoạn hồi phục trẻ thủy đậu tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng cao nhất.
2.1. Giai đoạn trẻ ủ bệnh thủy đậu
Ủ bệnh là giai đoạn đầu tiên của bệnh thủy đậu ở trẻ. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 – 20 ngày tùy trẻ. Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ nhiễm phải virus thủy đậu chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào. Do do đó, dù có chăm sóc và quan sát trẻ cẩn thận, phụ huynh vẫn khó có thể phát hiện bệnh của bé.
2.2. Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu của trẻ
Trẻ nhiễm virus thủy đậu sau khi ủ bệnh sẽ khởi phát bệnh với các triệu chứng ban đầu như: mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, quấy khóc nhiều. Đây đều là những biểu hiện chung của nhiễm trùng.
Thông thường, giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu ở trẻ chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày rồi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Ở cuối giai đoạn này, trẻ có thể phát ban đỏ ở một vài vùng da trên cơ thể.
Lưu ý rằng, một số trẻ mắc thủy đậu đã xảy ra nhiễm trùng tại phổi và mắt từ giai đoạn ủ bệnh, nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài. Tới giai đoạn khởi phát hoặc toàn phát bệnh diễn tiến rất nhanh và dễ gây biến chứng nặng: viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi…
Do đó, để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ, bố mẹ nên cho bé đi khám sớm từ giai đoạn khởi phát.
2.3. Giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu ở trẻ
Ở giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu, virus gây bệnh sẽ xâm nhập vào hệ bạch huyết của bé. Trẻ bắt đầu xuất hiện hàng loạt những triệu chứng của bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, mệt mỏi nhiều… Các nốt ban đỏ ở giai đoạn này sẽ nhanh chóng lan khắp cơ thể và phát triển thành mụn nước với kích thước lớn.
Các nốt thủy đậu xuất hiện sẽ khiến trẻ bị ngứa nhiều, dễ nảy sinh hành động gãi. Vậy nên trong giai đoạn này, bố mẹ cần ở bên để kiểm soát, ngăn ngừa hành động gãi của trẻ. Bởi hành động gãi của bé sẽ khiến nốt thủy đậu bị trầy xước hay vỡ ra, gây nhiễm trùng da. Nặng hơn, trẻ còn có thể bị nhiễm trùng huyết, để lại sẹo sâu rất khó hồi phục sâu này.
2.4. Giai đoạn bé hồi phục, hết bệnh thủy đậu
Đây là giai đoạn cuối cùng bé mắt thủy đậu sẽ phải trải qua. Ở giai đoạn này, các nốt mụn nước thủy đậu của trẻ sẽ tự vỡ ra, dần khô lại, đóng vảy, bong vảy và hết bệnh.
Thế nhưng, giai đoạn hồi phục chính là giai đoạn trẻ thủy đậu dễ bị nhiễm trùng, biến chứng nhất. Do đó, ở giai đoạn này, trẻ cần được chăm sóc, vệ sinh nốt thủy đậu cẩn thận để bệnh nhanh hồi phục và không biến chứng.
3. Cách điều trị bệnh trái rạ cho trẻ an toàn, hiệu quả
Trẻ mắc trái rạ hoàn toàn có thể được điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ nghi mắc trái rạ, bố mẹ nên cho bé đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
Cách điều trị bệnh trái rạ sẽ hướng đến làm giảm các triệu chứng trẻ mắc phải để cơ thể bé được thoải mái nhất, ngừa nhiễm trùng, biến chứng có thể xảy ra:
– Trẻ mắc trái rạ, hay bệnh thủy đậu, sốt cao trên 38,5 độ nên được cho uống thuốc hạ sốt. Thường thì bé thủy đậu sẽ được bác sĩ chỉ định cho hạ sốt bằng Ibuprofen hoặc Paracetamol.
– Trẻ bị ngứa nhiều bố mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc cho bé dùng thêm thuốc giảm ngứa.
– Trẻ thủy đậu bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc trong trường hợp cần thiết có thể được dùng thuốc kháng virus.
– Bé thủy đậu xảy ra nhiễm trùng sẽ được uống thêm thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, ngừa biến chứng nguy hiểm.
– Bố mẹ có thể bôi xanh methylen hoặc thuốc tím vào các nốt mụn nước đã vỡ của con để chống tình trạng bội nhiễm.
Ngoài cho trẻ thủy đậu điều trị bằng thuốc, phụ huynh cũng nên chú ý vệ sinh thật tốt cho trẻ thủy đậu. Bố mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng vào các bữa ăn của trẻ, giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng, nhanh hết bệnh. Trường hợp trẻ thủy đậu mệt nhiều, chán ăn, bố mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ để con dễ tiêu hóa hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết nguyên nhân, cách điều trị an toàn hiệu quả cho trẻ mắc bệnh trái rạ, hay còn gọi là bệnh thủy đậu. Quý phụ huynh còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh trái rạ ở trẻ có thể liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được chuyên gia tư vấn, giải đáp tận tình nhé.