Bệnh lý rò hậu môn gây ám ảnh với rất nhiều người vì có nhiều triệu chứng khó chịu. Do đó, ai cũng muốn biết bệnh lý này có nguy hiểm không, điều trị dứt điểm được hay không.
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp bệnh lý rò hậu môn có nguy hiểm không?
Rò hậu môn là hậu quả của áp xe quanh hậu môn, do để lâu không điều trị tạo thành đường rò. Nếu áp xe là giai đoạn cấp tính, thì rò hậu môn đã bước sang giai đoạn mạn tính. Bệnh mạn tính tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tạo thành nỗi ám ảnh lâu dài cho bệnh nhân. Kéo dài giai đoạn này sẽ đến giai đoạn biến chứng, khi đó sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
– Nhiễm trùng vùng hậu môn ngày càng nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, các chất thải của quá trình viêm nhiễm ngày càng nhiều. Người bệnh không thể đi vệ sinh và cần can thiệp phẫu thuật ngay.
– Người bệnh có thể bị chảy máu hậu môn do sự tăng lên về số lượng các lỗ rò. Chảy máu nhiều dẫn đến nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe.
– Làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác vùng hậu môn – trực tràng. Một số ít trường hợp có tiến triển thành ung thư.
Do đó, người bệnh khi mới bị bệnh rò hậu môn ở giai đoạn đầu cũng cần tích cực điều trị. Tuyệt đối không ủ bệnh, giấu bệnh gây hậu quả đáng tiếc.
2. Cách điều trị triệt để bệnh rò hậu môn
Rò hậu môn chỉ có thể được điều trị triệt để thông qua phẫu thuật. Tùy theo tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Mục tiêu của điều trị là nạo bỏ sạch các đường rò, loại bỏ dịch mủ. Các vết thương sẽ nhanh chóng lành từ bên trong, chấm dứt các triệu chứng nguy hiểm đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Ngày nay, với những tiến bộ trong y học thì quá trình phẫu thuật điều trị rò hậu môn cũng rất nhẹ nhàng và ít đau.
Điều trị rò hậu môn thực ra không quá khó. Người bệnh không nên e ngại mà chần chừ trong việc điều trị. Chỉ cần chú ý lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, quá trình điều trị sẽ rất nhanh chóng và hiệu quả.
3. Ngăn ngừa tái phát bệnh lý rò hậu môn
Để ngăn ngừa sự tái phát của bệnh lý rò hậu môn, bạn cần thực hiện những điều sau:
3.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp ngăn bệnh lý rò hậu môn
Hãy giữ cho dạ dày và hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, giảm áp lực cho vùng hậu môn. Khi đó, việc tái phát lỗ rò sẽ được hạn chế. Người bệnh nên lưu ý:
– Tránh đồ cay nóng, thức ăn béo, đồ vặt để hệ tiêu hóa giảm bớt áp lực.
– Thích hợp xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả giàu nước, ngũ cốc nguyên hạt… Những thực phẩm này nhằm mục đích làm thông thuận dạ dày, tránh dẫn đến táo bón.
– Bổ sung nước mỗi ngày: Đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày sau điều trị rò hậu môn. Điều này là vô cùng quan trọng để hạn chế tái phát đường rò trong hậu môn. Hãy uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng các loại nước ép rau củ quả lành mạnh.
3.2. Các thực phẩm tốt cho tiêu hóa ngăn bệnh lý rò hậu môn
Một số loại thực phẩm được đánh giá là tốt cho tiêu hóa nên bổ sung như:
– Dầu dừa: Vùng hậu môn có thể thoa thêm dầu dừa nếu có nguy cơ bị táo bón. Đồng thời, dầu dừa cũng có thể dùng thay thế trong công thức nấu ăn để hạn chế táo bón.
– Uống mật ong mỗi ngày: Mật ong có tính chất kháng khuẩn, có thể dùng hằng ngày để bảo vệ cơ thể. Bạn có thể uống mật ong cùng nước ấm vào mỗi buổi sáng hằng ngày.
– Hạt lanh: Nhu động ruột sẽ được cải thiện và hạn chế các bệnh lý ở vùng hậu môn bằng cách dùng hạt lanh. Bạn có thể dùng bột lanh pha với nước, uống vào trước khi đi ngủ.
Bạn cũng cần hạn chế rượu bia, chất kích thích không có lợi cho tiêu hóa. Có thể thay thế bằng trà gừng, nước ép… giúp làm sạch ruột và mềm phân.
3.2. Lưu ý vệ sinh hậu môn
– Vùng hậu môn phải luôn được giữ gìn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Hạn chế thấp nhất việc vi khuẩn hình thành và tái phát trở lại tình trạng viêm nhiễm. Rửa tay sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn.
– Khi vùng hậu môn có triệu chứng ẩm ướt, nhớ thay quần lót thường xuyên. Sau đó nếu tình trạng không cải thiện cần tái khám sớm.
– Bạn có thể ngâm hậu môn trong nước muối ấm để làm sạch và dịu vùng hậu môn. Có thể ngâm nhiều lần mỗi ngày nếu thấy vùng hậu môn bị ẩm ướt khó chịu.
Bệnh lý rò hậu môn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là căn bệnh kéo dài và dễ tái phát. Ngoài các phương án điều trị theo chỉ định của bác sĩ cần tuân thủ, người bệnh cần tự giác trong việc ngăn ngừa tái phát bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường vùng hậu môn, cần lập tức thăm khám và điều trị.