Bệnh glocom nguyên nhân là gì: Hiểu để dự phòng hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh glocom là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên toàn cầu. Bệnh này thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn nặng. Vì vậy, hiểu rõ bệnh glocom nguyên nhân là gì có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh. Bài viết này của Thu Cúc TCI cung cấp thông tin chi tiết về các nguyên nhân chính gây bệnh glocom và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, đọc ngay bạn nhé!

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Bệnh glocom nguyên nhân là gì?

1.1. Bệnh glocom là gì?

Bệnh glocom là một nhóm các bệnh lý nhãn khoa có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Tổn thương này thường xảy ra do áp suất bên trong mắt tăng cao, nhưng cũng có trường hợp áp suất bên trong mắt bình thường mà vẫn gây bệnh glocom.

Người bệnh glocom, đặc biệt trong trường hợp glocom góc đóng cấp tính, có thể đau nhức kèm đỏ mắt.

Người bệnh glocom thường đau nhức kèm đỏ mắt.

Có hai loại glocom chính là:

– Glocom góc mở: Đây là loại glocom phổ biến hơn, trong đó thủy dịch có thể chảy qua góc giữa giác mạc và mống mắt một cách tự do, nhưng áp suất bên trong mắt vẫn tăng. Glocom góc mở không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh nặng.

Glocom góc đóng: Glocom loại này ít gặp hơn và nguy hiểm hơn vì góc thoát thủy dịch bị chặn, làm cho áp suất bên trong mắt tăng mạnh một cách đột ngột, gây ra các triệu chứng dữ dội và có thể dẫn đến mù lòa nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết chung của tất cả các loại glocom thường không rõ ràng trong giai đoạn nhẹ của bệnh, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể xuất hiện ở các giai đoạn nặng hơn của bệnh, bao gồm:

– Mất thị lực ngoại vi: Người bệnh mất dần khả năng nhìn các vật ở phía ngoài tầm nhìn trực tiếp, tức là ở hai bên. Thông thường, đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh glocom.

– Nhìn thấy quầng sáng quanh đèn: Đây là một dấu hiệu thường gặp khi áp suất bên trong mắt tăng, nhưng không phải chỉ xuất hiện ở người bệnh glocom.

– Đau nhức mắt: Người bệnh glocom, đặc biệt trong trường hợp glocom góc đóng cấp tính, có thể đau nhức kèm đỏ mắt.

– Buồn nôn và nôn: Đôi khi, áp suất bên trong mắt tăng có thể gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn, đặc biệt trong trường hợp glocom góc đóng cấp tính.

1.2. Bệnh glocom nguyên nhân là gì?

Bệnh glocom nguyên nhân là gì? Bệnh glocom có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau và dưới đây là các nguyên nhân chính:

Tăng nhãn áp do thủy dịch tích tụ: Bệnh glocom nguyên nhân chính là tăng nhãn áp do thủy dịch tích tụ.

– Chấn thương mắt: Chấn thương nặng hoặc chấn thương tái diễn có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong mắt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh glocom.

– Bệnh lý nền: Tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh lý tim mạch có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh glocom.

– Sử dụng thuốc lâu dài: Sử dụng steroid dài hạn, đặc biệt là steroid dạng nhỏ mắt, đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh glocom.

Bệnh glocom nguyên nhân là gì?

Sử dụng steroid dài hạn, đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh glocom.

– Di truyền: Có nhiều gen đã được xác định là có liên quan đến việc phát triển bệnh glocom. Nếu có người thân bị bệnh glocom, nguy cơ bạn mắc bệnh lý nhãn khoa này là cao hơn bình thường.

– Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh glocom tăng đáng kể ở những người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi.

– Sắc tộc: Những người thuộc một số sắc tộc như người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Tây Ban Nha có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển một số loại glocom.

2. Phòng ngừa bệnh glocom như thế nào cho hiệu quả?

Dự phòng bệnh glocom chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm và quản lý các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nhãn áp hoặc gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh glocom hiệu quả:

– Kiểm tra mắt định kỳ: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong phòng ngừa bệnh glocom. Thông qua kiểm tra mắt định kỳ, các dấu hiệu sớm của bệnh glocom có thể được phát hiện sớm. Người trưởng thành nên bắt đầu kiểm tra mắt định kỳ từ tuổi 40, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh glocom.

– Duy trì lối sống lành mạnh: Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể giúp giảm áp suất bên trong mắt. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại rau lá xanh, trái cây và cá có thể hỗ trợ sức khỏe mắt. Caffeine có thể làm tăng nhãn áp tạm thời, do đó hãy hạn chế lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày. Hút thuốc lá vừa gây hại cho sức khỏe tổng thể vừa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mắt và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh glocom, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh glocom, hãy ngừng hút thuốc lá.

– Quản lý các bệnh lý nền: Kiểm soát các bệnh lý nền như tiểu đường và huyết áp cao, các bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh glocom.

– Bảo vệ mắt: Bảo vệ mắt khỏi chấn thương là cần thiết, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc khi làm việc với máy móc.

– Theo dõi thuốc: Sử dụng lâu dài các loại thuốc steroid có thể làm tăng nhãn áp. Hãy thảo luận với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến nhãn áp của bạn.

Thông qua kiểm tra mắt định kỳ, các dấu hiệu sớm của bệnh glocom có thể được phát hiện sớm.

Người trưởng thành nên bắt đầu kiểm tra mắt định kỳ từ tuổi 40.

Việc áp dụng những biện pháp trên có thể giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh glocom và bảo vệ thị lực của bạn. Tuy nhiên, không có biện pháp nào có thể đảm bảo hoàn toàn bạn không mắc bệnh lý nhãn khoa này; do đó, kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn là quan trọng nhất

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi bệnh glocom nguyên nhân là gì. Bệnh glocom là một trong những bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiểu rõ các nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh. Hãy chủ động trong bảo vệ sức khỏe thị giác bằng cách khám mắt định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh. Đừng ngần ngại xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc tốt nhất, bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital