Chào bác sĩ! Mẹ đẻ của tôi bị đau dạ dày. Xin hỏi bác sĩ, bệnh đau dạ dày có di truyền không? Bệnh đau dạ dày có chữa trị khỏi hoàn toàn được không? Người bệnh đau dạ dày nên lưu ý những điều gì trong cuộc sống và sinh hoạt? Cảm ơn bác sĩ! (Phương Mai – Hà Nội)
Trả lời:
Chào chị Phương Mai! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi bệnh đau dạ dày có di truyền không của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Menu xem nhanh:
1. Bệnh đau dạ dày có di truyền không?
Chị Phương Mai thân mến! Câu hỏi bệnh đau dạ dày có di truyền không của chị cũng là câu hỏi chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh đau dạ dày có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác rất cao. Cụ thể:
-Bệnh di truyền suốt qua các thế hệ, theo kiểu trội, nam hay bị bệnh gấp đôi nữ. Nếu bố và mẹ cùng bị loét dạ dày tá tràng, nguy cơ mắc bệnh ở con tăng cao hơn và bệnh cũng khởi phát sớm hơn. Bệnh hay xuất hiện nhất ở độ tuổi 16-39 (gần 53%), chỉ 5% khởi phát ở độ tuổi dưới 15.
-Do bệnh có tính di truyền cao nên cần chú ý đến tiền sử của các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, từ đó phát hiện ra các ca bệnh mang tính di truyền. Đối với những bệnh nhân này cần xét nghiệm sàng lọc để nhanh chóng có pháp đồ điều trị sớm.
-Người bệnh loét dạ dày tá tràng có tiền sử gia đình chiếm 60% ở những người liên quan ruột thịt. Trong niêm mạc dạ dày của những bệnh nhân này có số lượng tế bào thành nhiều gấp 1,5 – 2 lần so với người bình thường và nhóm máu của họ thường là nhóm máu 0 (cao hơn nhóm máu khác 1,4 lần).
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày?
Chứng đau dạ dày thường có các biểu hiện khá phổ biến và dễ nhận biết, chỉ cần bạn để ý một chút là có thể nhận ra mình có đang mắc bệnh đau dạ dày hay không. Những trường hợp mắc bệnh đau dạ dày thường có các dấu hiệu phổ biến như sau:
– Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
– Liên tục đau vùng thượng vị. Những cơn đau thường xuất hiện đột ngột, lúc thì đau quặn bụng, có lúc lại đau âm ỉ kéo dài.
– Cảm thấy buồn nôn và bị nôn.
– Ợ hơi, ợ chua thường xuyên.
– Đối với những người trong tình trạng nặng còn có thể bị nôn ra máu hoặc đi đại tiện có lẫn máu trong phân.
Đây cũng là những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… nếu muốn có phương pháp điều trị hiệu quả thì cần phải xác định rõ mình đang bị bệnh gì. Chính vì thế, khi cơ thể có các biểu hiện như trên thì tốt nhất bạn nên đi khám và được các bác sĩ tư vấn cách chữa trị phù hợp.
3. Người bệnh đau dạ dày nên lưu ý những điều gì trong cuộc sống và sinh hoạt?
Để phòng chống bệnh dạ dày, chúng ta cần phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý và tránh để lâu khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
-Thăm khám sức khỏe, nội soi dạ dày định kỳ.
-Thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
-Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, hạn chế những thực phẩm có hại cho dạ dày như gia vị chua, cay, nóng; đồ ăn nhiều dầu mỡ; đồ ăn khó tiêu hóa; rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá…
-Ăn uống điều độ, khoa học, không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no hoặc để dạ dày quá trống.
-Tránh xa căng thẳng – stress
-Nghỉ ngơi điều độ, tránh thức quá khuya
-Tập thể dục thường xuyên và điều độ
…
Trên đây là bài viết giải đáp cho bạn thắc mắc “Bệnh đau dạ dày có di truyền không?“. Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức để phòng chống cũng như ngăn chặn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn đang có những triệu chứng thì nên đi khám để các bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về bệnh đau dạ dày có di truyền không, chị Phương Mai vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp chi tiết.