Với những cha mẹ có con lần đầu mắc cúm A đều có chung một thắc mắc về tình trạng cúm A ở trẻ em sốt bao lâu? Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, trước tiên cha mẹ cần hiểu về tình trạng của sốt cúm A ở trẻ cũng như cách giảm sốt hiệu quả cho con.
Menu xem nhanh:
1. Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi?
Rất khó để cha mẹ có được câu trả lời chính xác, trẻ sốt cúm A sốt bao lâu thì khỏi? Bởi điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và sức khỏe của mỗi trẻ. Đối với những trẻ khỏe mạnh, con mới mắc bệnh thì tình trạng sốt sẽ không kéo dài. Ngược lại với những trẻ thường hay ốm vặt, con còi cọc thì khi mắc bệnh thời gian khỏi sẽ lâu hơn. Đôi khi bệnh dai dẳng kéo dài khiến không chỉ con mà cha mẹ cũng rất mệt mỏi.
Cụ thể, theo chia sẻ của các bác sĩ thì khi trẻ bị sốt cúm A con sẽ sốt cao từ 38,5 – 40°C. Phần lớn những trường hợp mắc bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần điều trị và các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài từ 1 tới 2 tuần. Nếu khi hết hẳn cơn sốt, con đã có thể ăn uống, vui chơi lại như bình thường thì những dấu hiệu của bệnh như ho, sổ mũi lúc này cũng không còn quá nguy hiểm.
Lúc này mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống, ngủ nghỉ của con nhiều hơn. Thường xuyên vệ sinh chân tay, tai mũi họng để hạn chế sự lây nhiễm chéo. Khi trẻ có sức đề kháng tốt con sẽ mau khỏe hơn đồng thời cũng có ít nguy cơ lây nhiễm bệnh ở những lần sau.
2. Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ sốt cúm A
Cúm A thực chất cũng là một bệnh lý đường hô hấp. Trẻ có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị tại nhà đúng cách. Điều quan trọng khi thấy con sốt cúm A cha mẹ cần giữ bình bình tĩnh và xử lý cơn sốt của con theo những cách sau:
2.1. Cho con dùng thuốc hạ sốt
Uống thuốc hạ sốt là cách nhanh và đơn giản nhất khi con của ba mẹ đang sốt. Những loại thuốc hiệu quả dành cho trẻ có thể là paracetamol, ibuprofen và tuyệt đối không dùng aspirin.
Liều lượng dùng thuốc hạ sốt sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng của con. Tốt nhất cha mẹ nên chủ động hỏi bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn khi dùng để quá trình dùng thuốc ở con được hiệu quả nhất.
Thuốc nên uống cùng với nước lọc là tốt nhất, không nên để con uống cùng với sữa hay nước hoa quả.
2.2 Hạ nhiệt bên ngoài
Dùng thuốc kết hợp hạ nhiệt bên ngoài cho con sẽ giúp cơ thể con hạ sốt nhanh hơn. Hãy hạ nhiệt bên ngoài bằng cách lau người con bằng khăn ấm ở những vị trí như: nách, bẹn và đắp khăn ấm lên trán. Cho con mặc quần áo rộng, dễ thấm hút mồ hôi vì khi trẻ sốt, tuyến mồ hôi của con hoạt động mạnh hơn nên trẻ thường ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
Nếu trời nóng nên bật điều hòa ở chế độ vừa phải hoặc dùng quạt mát để không khí trong phòng được thoáng.
Khi cơ thể con được dễ chịu, con sẽ đỡ quấy hơn, đồng thời thân nhiệt con cũng giảm đáng kể.
2.3 Cần bù nước trong thời gian con cúm A
Khi con bị cúm A cha mẹ không chỉ nên tìm cách hạ sốt mà còn quan tâm tới vấn đề bù nước cho con để ngăn ngừa mất nước. Với từng trẻ cha mẹ có thể chọn những cách bù nước khác nhau.
Với trẻ sơ sinh hãy bù nước cho con bằng cách để trẻ bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với trẻ lớn hơn cho bé uống nhiều nước lọc, bổ sung nước điện giải, nước ép trái cây, sữa… Thức ăn trong ngày của con nên ưu tiên những thực phẩm lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp, đồ hầm, bún, phở, canh sẽ giúp trẻ ăn được nhiều và nhẹ bụng hơn.
2.4 Để con được nghỉ ngơi
Trong thời điểm con bị ốm, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé nghỉ ngơi, hạn chế để con vận động, học hành. Nên để con ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
Một chế độ ngủ nghỉ khoa học sẽ giúp con chóng khỏe hơn.
Nếu đã thực hiện đầy đủ những cách trên mà tình trạng sốt của con không cải thiện, lúc này bắt buộc cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Câu hỏi cúm A ở trẻ em sốt bao lâu đã mang đến cho cha mẹ những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ sốt cũng như hướng xử lý khi con ốm. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng để quá trình nuôi con được dễ dàng hơn.