Menu xem nhanh:
1. Hành trình mọc răng của trẻ
Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 và trong khoảng 12 tháng đầu đời, trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng.
Khi bé được 13-19 tháng tuổi, con sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên (đối với hàm trên). Khoảng 25-33 tháng tuổi con sẽ mọc chiếc răng hàm thứ hai (hàm trên). Trong khoảng 14-18 tháng, bé sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên (bên dưới) và đến khoảng 23-31 tháng tuổi bé sẽ mọc chiếc răng hàm thứ hai (hàm dưới).
Đến khi con được 2 tuổi, bé sẽ “hội tụ” khoảng 20 chiếc răng chia đều hàm trên và hàm dưới. Cho đến lúc con được 5-6 tuổi, bé sẽ bắt đầu rụng dần chiếc răng sữa và bắt đầu chuyển sang mọc răng vĩnh viễn.
2. Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Mẹ nên xử trí như thế nào?
Trẻ thường mọc răng ở tháng thứ 6, tuy nhiên cũng có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Có bé mới được 4 tháng tuổi đã mọc răng nhưng cũng có bé 9 tháng đến gần 1 tuổi con mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Khi này bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng thì được coi là mọc răng chậm.
Tuy nhiên ba mẹ không nên quá lo lắng việc bé mọc răng chậm vì quá trình mọc răng của con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng canxi, di truyền, chế độ dinh dưỡng, hoặc bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn mọc răng chậm hơn so với các bạn cùng tuổi… Khi bé mọc răng chậm, ba mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho con và nên cho bé đi thăm khám để biết xem bé chậm mọc răng do con đang thiếu những chất gì để bổ sung cho phù hợp.
Nếu chậm mọc răng mà trẻ vẫn ăn ngủ ngoan, chơi bình thường ba mẹ bác sĩ sẽ xem xét yếu tố di truyền như trước đây bố hay mẹ của bé khi còn nhỏ có bị mọc răng chậm không, và kiểm tra chế độ ăn hàng ngày của bé có phải đang thiếu chất dinh dưỡng không và bổ sung cho con phù hợp. Nếu bé chậm mọc răng mà con hay quấy khóc, không chịu bú hay ăn uống, ba mẹ hãy cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
3. Chế độ dinh dưỡng cho bé chậm mọc răng
Bé chậm mọc răng, mẹ nên bổ sung các thức phẩm giàu canxi và vitamin D trong bữa ăn hàng ngày cho con, nên cho trẻ ra ngoài vận động, tắm nắng để hỗ trợ cho quá trình hấp thu canxi được tốt hơn.
Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm (khoảng tháng thứ 6 ba mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm từ tháng thứ 4 vì khi này hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định, việc trẻ ăn dặm sớm có thể dễ gặp các vấn đề như táo bón, tiêu chảy,…) mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi để bổ sung vào bữa ăn cho con bên cạnh đó vẫn cho bé bú cho đến khi bé ít nhất được 12 tháng tuổi vì sữa mẹ không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho bé mà còn hỗ trợ quá cung cấp các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình mọc răng của bé.