Bệnh đậu mùa khỉ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng da khác mà có thể mẹ bầu không để ý hoặc phát hiện muộn dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe thai kì. Vì thế hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nếu không may bà bầu bị đậu mùa khỉ sẽ biết cách ứng phó và có thai kì thuận lợi hơn.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh nhiễm trùng có cùng triệu chứng
Những phụ nữ mang thai mắc bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng tương tự như các trường hợp bị nhiễm bệnh khác. Các triệu chứng có thể kể đến như: sốt, phát ban trên da và sau đó là xuất hiện các nốt phỏng.
Những nốt phỏng này có thể tiến triển theo thời gian và xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, kể cả bộ phận sinh dục.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì những triệu chứng này cần phải được phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác cũng có biểu hiện phát ban và có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Nếu phụ nữ mang thai mắc rubella hoặc thủy đậu cũng có thể có triệu chứng phát ban. Những bệnh này ở mẹ bầu có thể gây biến chứng và nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Do đó, nếu các mẹ bầu có triệu chứng sốt và phát ban luôn được bác sĩ khuyến nghị nên đến cơ sở y tế để được khám càng sớm càng tốt. Mẫu bệnh phẩm của mẹ bầu sẽ được đưa đi xét nghiệm và phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Nếu bà bầu bị đậu mùa khỉ sẽ có phương án điều trị phù hợp, thực hiện cách ly và các biện pháp y tế khác để phòng ngừa lây lan.
2. Bệnh đậu mùa khỉ và những ảnh hưởng đến thai phụ, thai nhi
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý thì yếu tố tâm lý của mẹ bầu cũng ảnh hưởng 1 phần không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
Các bác sĩ khuyên các bà bầu bị đậu mùa khỉ không cần quá lo lắng vì lây nhiễm từ mẹ sang con thường chỉ xảy ra qua đường tiếp xúc trực tiếp. Trẻ có thể bị nhiễm khi sinh ra hoặc khi tiếp xúc với mẹ.
Dù số liệu về trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong thai kỳ vẫn ít, nhưng thực tế cho thấy, bệnh đậu mùa khỉ không có vẻ gây ra dị tật bẩm sinh. Vì vậy, trẻ vẫn có thể sinh ra bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai bị bệnh đậu mùa khỉ mẹ bầu có thể bị ốm sốt. Trường hợp sốt cao và xảy ra trong thai kì sẽ tăng nguy cơ trẻ bị dị tật, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi.
Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, người mẹ có thể bị nhiễm trùng ở da và niêm mạc, điều này cũng tăng nguy cơ lây nhiễm cho con trong quá trình chuyển dạ, nuôi con về sau. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán sớm, chúng ta có thể đạt được phòng bệnh tốt hơn. Có trường hợp trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc đậu mùa khỉ mà không có triệu chứng gì của bệnh.
3. Phòng bệnh đậu mùa khỉ cho bà bầu
Phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm tiềm tàng và hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh như sốt, nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc phát ban trên da.
Đồng thời, việc duy trì khoảng cánh trong giao tiếp đối với những người có nguy cơ mắc bệnh sẽ giúp bạn tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ sức khỏe.
Trong trường hợp bị bệnh, bà bầu bị đậu mùa khỉ cần giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với người khác để giảm nguy cơ lây truyền bệnh. Đồng thời, trong quá trình báo cho cơ sở y tế để tiếp nhận điều trị cũng cần khép kín. Mẹ bầu có thể gọi điện hoặc nhờ người thân đi báo với cơ sở y tế để được hướng dẫn cách ly, điều trị phù hợp.
Các bác sĩ, chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng sự hỗ trợ từ cộng đồng trong việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ là rất quan trọng. Các người có triệu chứng sốt, triệu chứng bất thường về hô hấp hoặc phát ban cần tự giữ khoảng cách và không tiếp xúc với phụ nữ mang thai.
Nếu mẹ bầu không may bị bệnh, họ có thể yên tâm điều trị, vì rất nhiều trường hợp đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh không gây ra những di chứng đáng kể, miễn là người bệnh được chăm sóc để giảm triệu chứng như sốt, phát ban hoặc điều trị nhiễm trùng da và niêm mạc do các nốt phỏng nước hoặc phát ban gây ra.
4. Bà bầu bị đậu mùa khỉ nên sinh mổ thay sinh thường?
Khi có bằng chứng về tổn thương thai nhi hoặc nguy cơ đe dọa tính mạng của người mẹ, việc sinh con cần được cân nhắc bởi các bác sĩ sản khoa. 1 số trường hợp cần quyết định can thiệp để sinh sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Những trường hợp này cẩn phải thận trọng, được bác sĩ tính toán, xem xét dựa trên tuổi thai, cân nặng ước tính của thai nhi, tình trạng sức khỏe hiện tại của thai nhi và người mẹ.
Hiên nay, đối với bà bầu bị đậu mùa khỉ vẫn chưa có những nghiên cứu xác thực rằng bạn nên thực hiện phương pháp sinh nào thì tốt hơn. Với khả năng lây truyền dọc của bệnh, có thể em bé đã bị nhiễm trước khi sinh, do đó, việc mổ lấy thai có thể không mang lại nhiều lợi ích. Hơn nữa, virus cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với các vết thương hở. Nếu mẹ bầu sinh nở theo phương pháp thông thường bằng ngả âm đạo cũng có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị lây nhiễm bệnh.
Do đó, phương pháp sinh phù hợp sẽ được xác định dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của thai phụ và diễn biến bệnh.
Điều quan trọng là mẹ bầu cần vững tâm lý, lạc quan để có tinh thần luôn thoải mái. Khi đó việc điều trị sẽ diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt hơn. Nếu mẹ bầu còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ thông tin kịp thời.