Bật mí cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất cho trẻ

Tham vấn bác sĩ

Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất sẽ giúp trẻ khỏi bệnh nhanh, tránh biến chứng cũng như những nguy hiểm mà bệnh lý này có thể gây ra. Thêm nữa, virus thủy đậu đã ở trong cơ thể trẻ nhiều tuần trước khi gây các triệu chứng bệnh. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi những dấu hiệu của bệnh và cho con điều trị sớm để đảm bảo những vấn đề sức khỏe cho con.

1. Chẩn đoán bệnh thủy đậu sớm, nhanh để điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả

Việc điều trị bệnh sớm bao giờ cũng là lợi điểm trong công tác chữa bệnh. Với bệnh thủy đậu cũng thế. Theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng thành nhiều vấn đề nguy hiểm khi không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Trong đó, ngoài biến chứng viêm nhiễm, lở loét, thủy đậu còn có nguy cơ gây viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm cầu thận, suy thận và nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con với biến chứng nặng có thể gây tử vong cho trẻ. Chính vì thế, việc phát hiện bệnh sớm là điều rất cần thiết.

1.1. Bệnh thủy đậu ở giai đoạn ủ bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây bệnh varicella-zoster (VZV) có khoảng 10 đến 20 ngày ủ bệnh. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh của thủy đậu. Ở giai đoạn này, người bệnh không có bất cứ dấu hiệu bệnh lý nào, nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

1.2. Bệnh thủy đậu của trẻ ở giai đoạn khởi phát

Bệnh thủy đậu bắt đầu có dấu hiệu là khi bắt đầu giai đoạn khởi phát bệnh với biểu hiện đầu tiên là xuất hiện các vết ban đỏ nhỏ. Chỉ trong khoảng 1 ngày, các vết ban này đã lan rộng ra toàn cơ thể, kể cả ở trong tai và đầu. Khi này, bệnh nhân có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu. Một số có thể có chứng viêm họng hoặc tiêu chảy.

Đâu là Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất

Nhận biết bệnh thủy đậu sớm để điều trị kịp thời

1.3. Bệnh thủy đậu của trẻ ở giai đoạn toàn phát

Tới giai đoạn toàn phát, sự phát triển mạnh mẽ về các dấu hiệu thủy đậu là điều dễ nhận thấy. Khi này, những nốt ban đỏ có những phỏng nước hình tròn, không lớn. Trẻ thủy đậu có cảm giác ngứa và khó chịu. Kèm theo đó, bệnh nhân nhi chán ăn, sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ. Tình trạng mụn thủy đậu mọc khắp nơi lúc này cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, khiến mụn nước lại có kích thước lớn hơn, thường gây khó khăn cho việc ăn uống, sinh hoạt.

1.4. Giai đoạn phục hồi của bệnh thủy đậu ở trẻ

Sau khoảng 7 đến 10 ngày toàn phát bệnh, các mụn nước thủy đậu vỡ và khô lại, bong tróc và dần phục hồi. Đây cũng là thời điểm cần cẩn trọng tránh nhiễm trùng khi vệ sinh các vết mụn. Đồng thời, cân nhắc sử dụng các thuốc trị sẹo, trị thâm phù hợp.

2. Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh nhất cha mẹ cần biết

Thủy đậu hiện nay không có thuốc đặc trị. Các giải pháp điều trị hiện nay là tùy theo mức độ bệnh, điều trị các triệu chứng đi kèm và giải quyết các vấn đề về mụn thủy đậu nhằm giảm tải cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, hoặc thúc đẩy quá trình bệnh rút ngắn hơn tùy theo giai đoạn.

Do đó, điều cần thiết nhất khi điều trị cho trẻ là cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp cho con, tránh những biến chứng bệnh có thể xảy ra với trẻ.

Tư vấn Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất

Cho trẻ thăm khám sớm để đượpc hỗ trợ điều trị thủy đậu đúng cách

Một số biện pháp được cân nhắc để hỗ trợ điều trị thủy đậu cho trẻ nhanh và hiệu quả hơn:

2.1. Sử dụng thuốc kháng virus khi điều trị và chăm sóc cho trẻ bị thủy đậu

Một số trường hợp được bác sĩ kê thuốc kháng virus nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như giúp thời gian điều trị bệnh ngắn hơn. Thuốc kháng sinh thường được dùng ở đường bôi có thể kể đến như Acyclovir với liệu trình khoảng 5 đến 7 ngày. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng dùng phù hợp cho trẻ.

Tuy nhiên, thuốc kháng virus này cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ. Chính vì thế, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi điều trị cho con.

2.2. Một số thuốc làm giảm triệu chứng thủy đậu cho trẻ

Đây cũng là nguyên tắc chính trong việc điều trị thủy đậu. Với các trường hợp sốt cao, đau nhức, bác sĩ có thể kê paracetamol nhằm hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, rất nhiều thuốc giảm đau chống viêm có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây những biến chứng nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chữa thủy đậu. Cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

2.3. Chăm sóc tại nhà với trẻ bị thủy đậu đúng cách

Việc chăm sóc hỗ trợ trẻ bị thủy đậu của cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc giúp tiến trình bệnh của trẻ nhanh kết thúc và điều trị hiệu quả tốt hơn. Khi này, cha mẹ cần nhớ:

– Khi trẻ sốt cao, hãy cho trẻ uống nhiều nước để tránh mệt mỏi, thiếu nước.

– Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị thủy đậu.

– Khi trẻ ngứa nhiều, nên tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc giảm ngứa cho trẻ.

– Cắt móng tay cho trẻ cũng như nhắc nhở thói quen của trẻ để tránh việc trẻ gãi lên các nốt mụn gây trầy xước, vỡ và nhiễm trùng.

– Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, đúng cách khi trẻ bị thủy đậu: cha mẹ chú ý nên tắm nhanh cho trẻ, sát khuẩn vết mụn đúng cách, lau khô người trẻ nhẹ nhàng để không gây tổn thương da trẻ.

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không gây bí bách cho da.

– Chăm sóc các vết mụn đúng cách với việc sử dụng dung dịch kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Trong giai đoạn các nốt mụn vỡ ra và khô, cần thoa kem tạo độ ẩm cũng như các loại kem ngừa sẹo, ngừa thâm theo hướng dẫn phù hợp từ bác sĩ.

– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách nhằm tăng đề kháng cho cơ thể trẻ.

2.4. Cải thiện tình trạng mụn thủy đậu và ngừa sẹo cho trẻ đúng cách

Như đã nói trên, khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu, cần chú ý từng thời kỳ bệnh để xử lý các vết mụn thủy đậu đúng cách cho trẻ. Thùy đậu thường để lại các vết sẹo khiến trẻ tự ti với bạn bè. Do đó, cha mẹ cần chú ý chọn các kem ngừa sẹo, ngừa thâm phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng sẹo thủy đậu ở trẻ. Cha mẹ cũng nên lưu ý thời điểm dùng thuốc thâm sẹo cho con để khi con khỏi bệnh có thể tự tin giao tiếp, chơi đùa cùng bạn bè.

cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất cho bé

Chăm sóc cơ thể sau khi thủy đâu hết để xử lý bệnh nhanh, không biến chứng.

3. Phòng ngừa đúng cách, tránh bệnh thủy đậu cho trẻ

Bên cạnh việc hỗ trợ chữa thủy đậu cho trẻ, cha mẹ cũng nên chú ý phòng ngừa bệnh cho trẻ cũng như phòng việc thủy đậu lây lan khi nhà có người bị thủy đậu:

– Tiêm phòng cho trẻ để tránh bệnh thủy đậu cho trẻ.

– Tránh việc trẻ tiếp xúc với người bị thủy đậu, cũng như khi trẻ bị bệnh, cần tránh tiếp xúc trẻ với người khác để phòng ngừa lây nhiễm.

– Chú ý vệ sinh cơ thể của trẻ sạch sẽ sau khi có những tiếp xúc nghi lây nhiễm ở trẻ. Mặt khác, nếu trẻ bị thủy đậu, cha mẹ cần chú ý điều này để tránh tạo nên ổ bệnh.

– Cho trẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng, phòng chống bệnh.

– Cho trẻ thăm khám và tiếp nhận điều trị từ bác sĩ khi phát hiện bệnh thủy đậu ở trẻ.

Bên cạnh cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất, cha mẹ cũng cần nâng cao cảnh giác với bệnh thủy đậu bằng cách cách như trên. Phòng bệnh cũng là cách tối ưu để bảo vệ trẻ. Đồng thời, cần chú ý sức khỏe trẻ, phát hiện nhanh các dấu hiệu khả nghi để giúp trẻ điều trị sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital