AFP là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm AFP?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm
Xét nghiệm AFP có giá trị lớn trong sàng lọc, tầm soát ung thư gan. Vậy cụ thể xét nghiệm AFP là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm này?

1. AFP là gì?

AFP là xét nghiệm dấu ấn ung thư gan nguyên phát. Bình thường nồng độ AFP trong máu là < 25 UI/ml.
Khi bệnh nhân bị ung thư gan nồng độ AFP tăng lên: có khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan có AFP > 25 UI/ml, Khoảng 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 100 UI/ml và khoảng 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 300 UI/ml.

AFP là gì

AFP Là xét nghiệm dấu ấn ung thư gan nguyên phát.

Do vậy, xét nghiệm AFP là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán ung thư gan, nếu nồng độ AFP > 300 UI/ml và siêu âm có khối giảm âm thì có thể khẳng định là bệnh nhân có ung thư gan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, nồng độ AFP cũng có thể tăng như:

  • Ở phụ nữ mang thai: nồng độ AFP thường tăng lên cho tới khi em bé sinh ra và sau đó giảm nhanh chóng. Đây là một protein được sản xuất chủ yếu ở gan của thai nhi và các phần khác của phôi thai phát triển.
  • Xơ gan
  • Các bệnh gan mạn tính như viêm gan B, C.
xét nghiệm AFP là gì

AFP có thể tăng lên trong trường hợp phụ nữ mang thai

Do vậy, xét nghiệm AFP chỉ mang tính gợi ý chứ chưa thể kết luận ung thư gan. Để đưa ra khẳng định chính xác nhất, bác sĩ cần phải thực hiện các xét nghiệm khác như:

  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp bác sĩ quan sát được gan và các dấu hiệu bất thường trong gan thông qua hình ảnh để chẩn đoán bệnh.
  • Sinh thiết: một mẫu mô gan sẽ được lấy ra bằng cách đưa một kim nhỏ qua da và vào gan và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể đưa ra kết luận cuối cùng về ung thư gan.

2. Thử nghiệm AFP trong trường hợp khác

Như đã trình bày ở phần trên, AFP có thể tăng lên có thể do nguyên nhân khác mà không phải ung thư gan. Do vậy, đo nồng độ AFP còn được dùng với nhiều mục đích khác:

chỉ số AFP là gì

Nồng độ AFP còn sử dụng để tầm soát ung thư tinh hoàn

  • Tầm soát một số bệnh ung thư như: tinh hoàn, buồng trứng, dạ dày, tuyến tụy…
  • Phát hiện dị tật bẩm sinh có thể có trong bào thai, hoặc nhiều bào thai.
  • Chẩn đoán rối loạn không phải ung thư gan, như xơ gan
  • Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư.

Nhằm phục vụ cho mục đích tầm soát ung thư, Bệnh viện Thu Cúc đã trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán bệnh ung thư chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư giỏi từ Singapore đang hợp tác tại Bệnh viện Thu Cúc sẽ mang tới cơ hội chữa bệnh tốt hơn cho người bệnh ung thư. Chất lượng điều trị ung thư tại Thu Cúc được đánh giá tương đương với Singapore trong khi tiết kiệm chi phí hơn.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư gan – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital