Nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, dùng thuốc giúp rút ngắn thời gian nhiệt miệng rất hiệu quả. Vậy, có những thuốc trị nhiệt miệng nào chúng ta có thể sử dụng, đọc ngay bài viết sau để biết câu trả lời, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nhiệt miệng và một số thông tin cơ bản có thể bạn chưa biết
1.1. Khái niệm và nguyên nhân nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng màng nhầy khoang miệng (màng nhầy bao phủ các khu vực môi, má trong, nướu, mặt dưới lưỡi…) xuất hiện các vết loét. Các vết loét này có thể xuất hiện đơn độc, cũng có thể xuất hiện thành cụm. Chúng có đặc điểm là thường nông, ban đầu màu trắng hoặc vàng nhạt và trở thành màu xám khi tồn tại lâu. Chúng cũng có thể trở thành màu đỏ nếu ở chúng phát sinh tình trạng viêm.
Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng nhiệt miệng phát sinh do nóng trong, có rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng, trong đó không có nguyên nhân nào là nóng trong cả. Cụ thể, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiệt miệng ở một người như sau: Căng thẳng; dùng chất kích thích; tiêu thụ thực phẩm có tính acid hay một số thực phẩm đặc biệt khác; thiếu sắt, kẽm, Vitamin B12 và một số Vitamin, khoáng chất khác; phản ứng dị ứng với vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng; đang trong quá trình bỏ thuốc lá; đang trong thai kỳ; hệ miễn dịch suy giảm; sử dụng chống viêm không steroid (NSAID), thuốc độc tế bào, nicorandil, thuốc chẹn beta và một số thuốc đặc biệt khác.
1.2. Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng khác, ngoài các vết loét
Nhiệt miệng không có nhiều triệu chứng khác ngoài các vết loét. Ở một số người, trước khi các vết loét xuất hiện, họ có thể cảm thấy ngứa hoặc rát màng nhầy và sau khi các vết loét xuất hiện, họ lại cảm thấy đau cục bộ màng nhầy, ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp nhiệt miệng nghiêm trọng, bạn có thể sưng hạch bạch huyết, sốt và mệt mỏi…
2. Tổng hợp 5 thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả phổ biến
Như đã chia sẻ phía trên, trong 1 – 2 tuần, nhiệt miệng sẽ tự khỏi. Mặc dù vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc chăm sóc bản thân cẩn thận không có ý nghĩa trong rút ngắn thời gian nhiệt miệng.
Theo đó, dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong sinh hoạt để nhiệt miệng nhanh biến mất:
– Ngủ đủ giấc, tức là ngủ đủ 8 – 10 tiếng; đây là cách rất hiệu quả để giải tỏa căng thẳng.
– Cai rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích nói chung.
– Bỏ các thực phẩm có thể gây nhiệt miệng khỏi thực đơn. Các thực phẩm đó là thực phẩm có tính acid, thực phẩm được chế biến với ớt, hạt tiêu…
– Tiêu thụ đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, bao gồm đạm, chất béo, tinh bột, Vitamin và khoáng chất. Đảm bảo hạn chế thực phẩm cứng.
– Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần một ngày với không chỉ bàn chải đánh răng và kem đánh răng mà còn tăm nước/chỉ nha khoa và nước súc miệng (nước súc miệng có thể là nước muối sinh lý 0.9% hoặc các sản phẩm súc miệng khử khuẩn khác).
– Nếu đang sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc độc tế bào, nicorandil, thuốc chẹn beta…, trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ gây nhiệt miệng của chúng.
Ngoài những lưu ý trong sinh hoạt, chăm sóc bản thân cẩn thận bao gồm trong đó cả việc dùng thuốc một cách chủ động. Mặc dù không điều trị nguyên nhân mà chỉ điều trị triệu chứng, chúng vẫn có thể giúp chúng ta nhanh biến mất nhiệt miệng hơn. Theo đó, 5 thuốc chúng ta có thể sử dụng để trị nhiệt miệng là thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc gây tê tại chỗ, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticosteroid tại chỗ…
2.1. Thuốc trị nhiệt miệng giảm đau tại chỗ
Nước súc miệng chứa benzydamine và gel nha khoa salicylate choline là những thuốc giảm đau tại chỗ bạn có thể sử dụng để trị nhiệt miệng. Để dùng, bạn pha chúng với nước và súc miệng. Thuốc có thể nguy hiểm với trẻ em dưới 12 tuổi, đảm bảo rằng bạn đủ tuổi khi sử dụng chúng.
2.2. Thuốc trị nhiệt miệng gây tê tại chỗ
Để kiểm soát cảm giác đau, ngứa khi nhiệt miệng, bạn có thể dùng thuốc gây tê dạng kem hoặc dạng gel. Các thuốc này nên bôi trực tiếp lên vùng tổn thương, 2 – 4 lần/ngày.
2.3. Thuốc trị nhiệt miệng sát trùng
Khi nhiệt miệng, bạn nên sử dụng nước súc miệng sát trùng, như nước súc miệng chứa chlorhexidine 2 lần/ngày hoặc theo tần suất bác sĩ chỉ định, để giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiệt miệng,
2.4. Thuốc kháng sinh
Để trị nhiệt miệng, bạn có thể sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh đường bôi hoặc đường uống, như tetracycline hoặc minocycline. Tetracycline có ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ em dưới 8 tuổi, chính vì vậy thuốc kháng sinh này không được chỉ định cho đối tượng đó.
2.5 Thuốc chống viêm corticosteroid tại chỗ
Thuốc chống viêm corticosteroid như fluocinonide, beclomethasone được chỉ định trong trường hợp những thuốc trên không đáp ứng điều trị nhiệt miệng.
2.6. Thuốc khác
Ngoài thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc gây tê tại chỗ, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticosteroid tại chỗ, bạn cũng có thể dùng các sản phẩm chứa Polyvinylpyrrolidone (PVP) (nước súc miệng, sản phẩm dạng xịt, sản phẩm dạng gel) để trị nhiệt miệng, bởi Polyvinylpyrrolidone (PVP) có thể trở thành hàng rào bảo vệ các vết loét.
Bên cạnh đó, sự phát triển của nhiệt miệng cũng có thể được hạn chế hiệu quả bằng cách sử dụng Vitamin và khoáng chất tổng hợp như sắt, kẽm, Vitamin B12…
Phía trên là 5 thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả và một số thông tin hữu ích khác về tình trạng phổ biến này. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc gây tê tại chỗ, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticosteroid tại chỗ… dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn có thể nhanh chóng giải phóng bản thân khỏi nhiệt miệng.