Đau nửa đầu là một vấn đề sức khỏe thường gặp, trong đó nữ giới là đối tượng mắc nhiều hơn nam giới. Bỏ túi ngay 5 cách chữa đau nửa đầu hiệu quả mà không cần dùng thuốc ngay dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Chữa đau nửa đầu hiệu quả không cần dùng thuốc nhờ 5 cách sau
1.1. Ngủ đủ giấc giúp chữa đau nửa đầu hiệu quả
Giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng tới tình trạng đau nửa đầu. Nếu đảm bảo giấc ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp hạn chế cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, ngủ quá ít (4-5 tiếng/ngày) hay quá nhiều (hơn 9 tiếng mỗi ngày) sẽ khiến cho tình trạng đau đầu dữ dội hơn.
Tập thói quen ngủ sớm, không thức khuya sẽ đưa cơ thể quen dần với lịch sinh hoạt khoa học. Lúc này, não bộ có đủ thời gian nghỉ ngơi, phục hồi và người bệnh sẽ trở nên tỉnh táo, tinh thần sảng khoái vào ngày hôm sau.
1.2. Tránh xa các chất kích thích
Tránh xa và bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffein,..là cách thức chữa đau nửa đầu hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Nhiều người hay thắc mắc vì sao dùng thuốc liều cao mà không thấy bệnh tình thuyên giảm bởi họ vẫn giữ những thói quen có hại tới sức khỏe. Những thói quen xấu này càng tăng cường kích hoạt mức độ đau đầu nhiều hơn.
Thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý, tập trung bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin B như B2, B6, B12 giúp giảm tần số đau đầu. Các nhóm thực phẩm giàu magiê như cá, rau xanh,.. cũng rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, không được bỏ qua bữa sáng vì có thể khiến cho cơn đau nửa đầu tìm đến ngay sau đó.
1.3. Làm việc và thư giãn khoa học
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng và buổi tối là cần thiết cho những người mắc đau nửa đầu. Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai của cơ khớp mà còn làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm cơn đau do vận mạch.
Bên cạnh đó, cơ thể và tinh thần cần cần được cân bằng với khoảng thời gian thư giãn riêng trong ngày. Có thể là ngâm mình trong bồn tắm, nghe nhạc không lời, vẽ một bức tranh yêu thích,..
1.4. Tránh môi trường quá sáng và ồn ào
Chứng đau nửa đầu có sự nhạy cảm đối với ánh sáng và tiếng ồn, nên người bệnh tránh nghỉ ngơi, làm việc tại những nơi này. Các quán bar, quán ăn được trang trí nhiều đèn rực rỡ và nhạc xập xình là nơi người bị đau nửa đầu hạn chế lui tới.
Thay vào đó, tự tạo một không gian yên tĩnh, thoáng mát và không quá nhiều ánh sáng là điều cần thiết. Hãy mặc một bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và nghỉ ngơi một lúc. Đây là cách thức chữa đau nửa đầu hiệu quả ngay tại nhà mà không hề tốn kém.
1.5. Chườm đá lạnh, massage đầu giúp chữa đau nửa đầu hiệu quả
Nếu cảm thấy khó chịu với mức độ đau nửa đầu tăng dần, người bệnh có thể dùng đá lạnh để chườm vùng cổ, trán và thái dương. Bởi hơi lạnh giúp làm chậm dẫn truyền thần kinh và xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Kết hợp thêm các động tác massage nhẹ nhàng tại vùng đau nhức cũng giảm bớt cơn đau và cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ chứ không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Nếu đã sử dụng các phương pháp trên nhưng bệnh đau đầu vẫn không thuyên giảm hoặc tình trạng đau nửa đầu ngày càng dữ dội hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa thần kinh bác sĩ thăm khám, nhờ các trang thiết bị hiện đại như chụp cắt lớp vi tính não, chụp cộng hưởng từ não, điện não đồ,… giúp chuẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả. Thăm khám đúng chuyên gia là cách chữa đau đầu hiệu quả nhất, vừa đảm bảo tính an toàn vừa rút ngắn thời gian điều trị.
2. Nhận biết biểu hiện đau nửa đầu
Đau nửa đầu gây cảm giác đau nhói tựa như nhịp mạch đập ở 1 phần khu vực của vùng đầu. Thường kéo dài khoảng 2-4 giờ, nếu nặng có thể kéo dài tới vài ngày. Ngoài đau ở nửa đầu, người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, có thể bị ảo giác,…
2.1 Các giai đoạn của đau nửa đầu và biểu hiện cụ thể từng giai đoạn
Đau nửa đầu gồm 4 giai đoạn với những biểu hiện riêng:
– Giai đoạn tiền triệu: Đây là giai đoạn báo hiệu trước khi cơn đau nửa đầu kéo đến. Một vài biểu hiện bất thường như: chán ăn, mệt mỏi, cứng cổ, táo bón, đi tiểu thường xuyên hơn.
– Giai đoạn có dấu hiệu thoáng qua: Cảm giác châm chích ở tay hoặc chân, vùng mặt bất ngờ tê/yếu, ù tai, rối loạn thị giác,…là những dấu hiệu thoáng qua của cơn đau nửa đầu cần lưu tâm
– Giai đoạn đau nửa đầu kèm triệu chứng khác: Đây là khi cơn đau kéo dài liên tục từ 4-72 giờ mà không có bất cứ can thiệp điều trị nào. Biểu hiện rõ nhất là đau châm chích ở một nửa bên đầu, nhạy cảm với ánh sáng nhiều hơn và thậm chí là buồn nôn.
– Giai đoạn sau đau nửa đầu: cơ thể kiệt sức, mệt mỏi và có cảm giác choáng váng, không muốn làm gì.
Tuy nhiên không phải ai cũng đều sẽ trải qua hết cả 4 giai đoạn này. Người bệnh cần nắm rõ các biểu hiện trong từng giai đoạn để không bỏ qua những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.
2.2 Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ mắc đau nửa đầu
Đến nay chưa có một nguyên nhân chính xác nào được chỉ ra nhưng một số các yếu tố sau đây đã góp phần kích hoạt chứng đau nửa đầu:
– Gặp trục trặc trong quá trình vận chuyển máu lên não bộ. Lúc này não bị thiếu ôxy gây ra đau đầu.
– Áp lực stress đè nặng trong thời gian dài, ở mức độ cao
– Thay đổi thời tiết
– Ngủ quá nhiều/quá ít, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo
– Thói quen sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, caffein,..
– Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: khi nồng độ estrogen thay đổi đột ngột ở trước-sau kì kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh
– Các yếu tố kích thích giác quan từ môi trường xung quanh: như ánh sáng rực rỡ, chói lóa; âm thanh lớn, xập xình và mùi hương quá nồng (nước hoa, thuốc lá, mùi sơn)…
Tất cả yếu tố trên đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng chất trung gian hóa học serotonin hoặc sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh. Điều này khiến mạch máu co giãn, gây ra các cơn đau thắt nửa đầu.
3. Tác hại của đau nửa đầu
Thực tế không phải ai cũng có ý thức chữa đau nửa đầu hiệu quả ngay từ khi khởi phát bởi thường xem nhẹ và nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Nếu để lâu mà không có sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới những hậu quả sức khỏe vô cùng khó lường.
3.1 Ảnh hưởng đến thị lực
Trước tiên, thị giác bị ảnh hưởng là biến chứng rõ rệt nhất của đau nửa đầu trong thời gian dài. Đó có thể là tình trạng ảo giác, mắt nhìn mờ và không rõ. Võng mạc dần suy thoái do máu không được vận chuyển lên não bộ ổn định, lâu dần gây mất thị lực và thậm chí mù vĩnh viễn.
3.2 Tiêu chảy
Dễ bị tiêu chảy cũng là biến chứng hay gặp ở người đau nửa đầu kéo dài. Xuất phát từ những biểu hiện ở các giai đoạn đầu, người bệnh thường nhạy cảm về mùi vị nên hay có cảm giác buồn nôn, nôn và đôi khi bị tiêu chảy.
3.3 Đau nửa đầu
Đau nửa đầu liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và không còn hưng phấn với mọi thứ xung quanh. Nếu lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng về mặt cảm xúc nặng nề, thậm chí gây ra trầm cảm, mất kiểm soát hành vi của bản thân.
3.4 Đột quỵ
Một trong những hệ lụy nguy hiểm nhất do cơn đau nửa đầu gây ra chính là đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ từ cơn đau nửa đầu gấp 2,16 lần so với những người bình thường.
Đau nửa đầu gây ra mất ngủ, tiêu chảy ảnh hưởng tới thị giác và nghiêm trọng nhất là đột quỵTrên đây là 5 cách chữa đau nửa đầu hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Người bệnh cần kết hợp 5 phương thức này cùng nhau và chủ động thăm khám kịp thời để có thể hạn chế diễn tiến xấu của bệnh lý.