Chăm sóc răng sâu tại nhà có đem lại hiệu quả hay không hiện vẫn đang là thắc mắc của nhiều người. Đặc biệt, trước thực trạng ngày càng có nhiều người bị sâu răng, vấn đề này càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Vậy để đi tìm ra lời giải đáp, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Nguy cơ sâu răng là từ đâu?
Về cơ bản, bệnh sâu răng bắt nguồn từ 4 lý do:
– Do vi khuẩn gây bệnh: Loại vi khuẩn điển hình gây nên bệnh sâu răng là Streptococcus Mutans. Đây là vi khuẩn tạo nên quá trình lên men chất đường bột trong thức ăn hàng ngày. Sau đó, chúng sẽ biến thành axit lactic. Do vậy, sau khi ăn, nếu ta không chải răng sạch thì chỉ khoảng 15 phút sau, những chất đường bột đã ăn sẽ bị lên men thành axit. Khi chúng ngấm vào những vết nứt và chỗ trũng trên bề mặt răng, men răng sẽ bị phá hủy. Lâu dần, những lỗ hổng trên răng sẽ xuất hiện.
– Do thức ăn hàng ngày: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy chất đường bột chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của con người. Đặc biệt là đồ ngọt được ăn vào ban đêm mà không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ là thời cơ của bệnh sâu răng. Ngoài đồ ngọt, những loại thức ăn khác sau khi dùng còn bám lại những cặn thừa vào kẽ răng. Nếu không được lấy ra và làm sạch kịp thời, vi khuẩn sâu răng sẽ thừa cơ tấn công.
– Do cấu tạo răng: Việc có bị sâu răng hay không một phần chịu ảnh hưởng bởi kết cấu răng. Một hàm răng không sứt mẻ, men răng khỏe mạnh sẽ giúp chống lại tác nhân gây sâu răng.
– Do quá trình, phương pháp chăm sóc răng miệng: Một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và kỹ lưỡng sẽ là lớp bảo vệ cho răng khỏi các tác nhân sâu răng. Ngược lại, sự lười biếng, sai phương pháp sẽ biến răng thành “miếng mồi ngon” cho vi khuẩn sâu răng.
2. Sâu răng có bắt buộc phải đến găp nha sĩ hay không?
Tùy từng trường hợp cùng mức độ nghiêm trọng của sâu răng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về cách chữa trị sao cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta thường khó có thể nhận biết được răng sâu ở giai đoạn mới chớm. Chỉ cho tới khi bắt đầu xuất hiện các vết đen, các lỗ trên bề mặt răng bản thân mới ý thức được về tình trạng sâu răng. Chính vì vậy, tình trạng bệnh sâu răng sau khi được phát hiện thường đã có những tác động nhất định và cần áp dụng phương pháp hàn trám để chữa trị. Song song với đó, người bệnh cần chủ động kết hợp với chế độ chăm sóc răng tại nhà để đạt hiệu quả tốt.
3. 4 cách chăm sóc sâu răng hiệu quả
Sự kết hợp chữa trị tại nha khoa và chăm sóc tại nhà là bộ đôi cho mọi vấn đề răng miệng. Sau đây là 4 chiếc “chìa khóa” để có một quy trình chăm sóc răng ở nhà hiệu quả.
3.1 Chăm sóc răng sâu tại nhà với phương pháp vệ sinh phù hợp
Tiêu chí đầu tiên cho phương pháp vệ sinh răng miệng phù hợp chính là đánh răng đúng cách. Hãy đánh răng từ 2-3 lần/ngày để làm sạch răng miệng tối đa. Khoảng thời gian phù hợp cho việc đánh răng thường là sau khi thức dậy buổi sáng và sau khi ăn tối. Đây là 2 mốc thời gian cơ bản của việc đánh răng. Qua đó, chúng ta có thể giữ cho răng miệng sạch sẽ ở mức ổn định.
Tuy nhiên, chỉ đánh răng chưa đủ cho một khoang miệng khỏe mạnh. Chúng ta cần áp dụng tích hợp các phương pháp khác. Trong đó, chỉ nha khoa và nước súc miệng là hai phương pháp thường dùng. Chúng sẽ đem lại hiệu quả cao một cách êm ái nhất cho hàm răng.
3.2 Chăm sóc răng sâu tại nhà với chế độ ăn khoa học
Một chế độ ăn khoa học giúp chăm sóc những chiếc răng sâu cần đáp ứng 2 điều. Đó là hạn chế ăn vặt và tăng cường đồ ăn có lợi.
Ăn vặt là thói quen của nhiều người nhưng không phải một thói quen tốt cho răng miệng. Khi chúng ta ăn bất cứ thứ gì cũng đều là quá trình giúp vi khuẩn phá hủy răng miệng. Điều này đồng nghĩa nếu chúng ta ăn vặt liên tục trong ngày, vi khuẩn sẽ liên tục có cơ hội tấn công. Từ đó, nguy cơ bị sâu răng sẽ ngày càng gần hơn.
Bên cạnh việc hạn chế ăn vặt, chúng ta nên bổ sung một số loại thực phẩm có lợi cho răng. Ví dụ như trái cây, rau xanh, sữa tươi không đường,… Tuy rằng tác động tốt nhưng cũng nên lưu ý đừng để những cặn thức ăn này lưu lại răng quá lâu nhé.
3.3 Tập những thói quen có lợi
Ngoài việc vệ sinh răng miệng, có những thói quen hàng ngày vẫn có thể hỗ trợ, đem lại lợi ích như răng miệng. Điển hình như nhai kẹo cao su không đường giúp lấy đi những cặn thức ăn, mảng bám mà không cần phải đánh răng. Hay uống nhiều nước lọc mỗi ngày cũng là một biện pháp. Việc uống nhiều nước giúp tăng lưu lượng nước bọt cũng như rửa sạch khoang miệng hơn. Ngoài việc làm sạch, uống nhiều nước còn có thể đem lại một hơi thở thơm tho, hạn chế mùi khó chịu.
3.4 Kết hợp chăm sóc răng tại nhà và chữa trị nha khoa
Đối với bệnh sâu răng, chỉ điều trị tại nhà không thể đủ để cải thiện tình trạng. Vì vậy, hãy đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và có phương pháp chữa trị phù hợp nhé. Việc kết hợp chăm sóc tại nhà và chữa trị tại nha khoa là cần thiết. Nó sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho khoang miệng của chúng ta.
Vừa rồi là một vài lưu ý về cách chăm sóc răng miệng khi bị sâu răng. Có thể thấy, việc kết hợp khám chữa tại bệnh viện kết hợp chăm sóc tại nhà là rất cần thiết với bệnh nhân sâu răng. Ngoài ra, dù bản thân đã sở hữu một hàm răng trắng sáng cũng đừng quên kiểm tra định kỳ. Đằng sau vẻ ngoài xinh đẹp của hàm răng vẫn có thể tồn tại nhiều nguy cơ sâu bên trong. Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện sớm và tiêu diệt những vấn đề tiềm ẩn. Chỉ với 2 lần mỗi năm, răng miệng của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái an toàn.