Viêm họng cấp là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm nhưng có khả năng biến chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Vậy nguyên nhân nào gây viêm họng thể cấp tính và làm sao để phòng ngừa? Xem ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Bạn đã biết gì về viêm họng cấp tính?
Bệnh viêm họng cấp là tình trạng nhiễm trùng và viêm lớp niêm mạc ở cổ họng. Đặc trưng của bệnh lý này là ho, đau họng, sốt cao, khó nuốt,.. Viêm họng thể cấp tính thường gặp ở thời tiết giao mùa và có thể sẽ kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm. Do đó, người dân cần có ý thức tốt hơn và chủ động phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe chính mình.
Bệnh viêm họng thường được chia làm 2 giai đoạn chính là viêm họng (hầu) cấp tính và viêm họng mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh chủ yếu do nhiễm trùng, nhưng trong một số trường hợp khác khi họng bị viêm cấp sẽ có thể phát triển sau khi đã mắc một bệnh lý nào đó.
Họng bị viêm cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh thường sốt cao từ 39 – 40 độ C. Khi mắc, ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy khô và nóng họng, sau đó dần dần hình thành nên những cảm giác đau rát, khó nuốt và ho. Một số người còn có biểu hiện đau tai hoặc nhói khi nuốt.
Các triệu chứng kèm theo khi họng bị viêm cấp là tình trạng tắc mũi, sụt sịt và chảy dịch mũi. Trường hợp viêm cấp do virus cúm gây nên còn có các triệu chứng như: Nhức đầu, rát họng, xuất huyết phần thành họng.
2. Viêm họng thể cấp tính nguyên nhân do đâu?
2.1. Viêm họng cấp tính do virus, vi khuẩn
Có khoảng 90% người bệnh bị viêm họng cấp là do virus gây nên, các chủng virus này có rất nhiều loại. Một số “thủ phạm” gây bệnh bao gồm:
– Virus cảm lạnh.
– Virus cúm
– Virus sởi.
– Virus quai bị.
– Virus Varicella zoster.
Ngoài ra, họng bị viêm nhiễm có thể do vi khuẩn gây nên. Khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng, chúng có thể kích hoạt một đợt khởi phát bệnh viêm họng. Hầu hết những ca nhiễm trùng cổ họng này đều là do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A gây nên. Chúng thường được tìm thấy ở 40% các trường hợp viêm họng ở trẻ em. Bên cạnh đó, người nhiễm một số vi khuẩn có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục như vi khuẩn lậu, chlamydia cũng có thể bị viêm họng.
2.2. Viêm họng cấp tính do suy yếu hệ miễn dịch
Viêm họng là do suy giảm hệ miễn dịch. Khi hệ thống phòng ngự của cơ thể bị suy yếu thì các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây nên tình trạng này.
Viêm họng cũng có thể do dị ứng: Khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn nó sẽ gây phản ứng quá mẫn với một số yếu tố dị nguyên tiếp xúc với cơ thể như: Lông thú, phấn hoa, nước hoa hay một số hóa mỹ phẩm khác. Hiện tượng này sẽ kích hoạt cơ thể tiết ra một số chất hóa học khiến họng bị viêm nhiễm đi kèm với tình trạng này là một số triệu chứng như: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa da,..
2.3. Viêm họng thể cấp tính do yếu tố môi trường
Không khí xung quanh môi trường của chúng ta có thể sẽ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố như, rác thải, khói thuốc lá, bụi bẩn và hóa chất. Các chất này có thể khiến cho bạn phải đối mặt nhiều với tình trạng họng bị viêm nhiễm. Các chất bẩn này có thể xâm nhập vào bên trong khi chúng ta hít thở và khiến cho niêm mạc bị bong ra khi bị kích ứng, viêm nhiễm.
Độ ẩm không khí thấp vào mùa nóng hay mùa đông đều có thể khiến cho họng bị khô, thiếu nước. Bởi vậy mà họng rất dễ bị tổn thương, đau rát và sưng viêm.
Ngoài những nguyên nhân trên, viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên. Một số nguyên nhân như: Nói quá to, quá nhiều hoặc do ảnh hưởng của nhiều vấn đề bệnh lý khác (phế quản, viêm xoang, viêm amidan,..)
3. Phòng ngừa viêm họng thể cấp tính bằng cách nào?
Viêm họng là bệnh lý có thể lây lan nên một số thói quen sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa những vấn đề này.
– Tránh sử dụng đồ ăn chung.
– Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là khi hắt hơi, trước và sau khi ăn.
– Không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ với người bệnh.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất xơ và nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và giữ ấm cổ trong mùa đông, thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi.
Ngoài ra, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là việc nên làm để giúp bạn phòng ngừa tốt bệnh lý viêm họng cấp.