Nhiệt miệng mặc dù không gây nguy hiểm nhưng mang đến cảm giác cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Bạn có thể áp dụng một số cách trị nhiệt miệng tại nhà dưới đây để có thể giúp vết loét nhanh lành hơn. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách điều trị hiệu quả bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân và triệu chứng của nhiệt miệng
Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông thường xuất hiện ở phần mô mềm trong miệng, hai bên má hoặc nướu. Vết loét sẽ có màu trắng, đôi khi có màu vàng và phía viền xung quanh là màu đỏ, chúng có hình oval. Nhiệt miệng được hình thành do cơ thể bạn thiếu một vài loại vitamin, dưỡng chất, do rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn phần răng miệng. Có thể kể đến một số nguyên nhân của nhiệt miệng như:
– Thường xuyên ăn đồ cay nóng.
– Vệ sinh răng miệng sai cách.
– Thiếu các loại vitamin B6, B2, vitamin C.
– Do rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
– Do căng thẳng kéo dài.
– Do không may cắn vào răng trong quá trình ăn uống.
Người mắc nhiệt miệng thông thường sẽ xuất hiện những triệu chứng bao gồm:
– Xuất hiện một hoặc nhiều vết đốm đỏ, vết đau, sưng,… có thể phát triển thành lở, loét
– Vết loét có màu xám khi bắt đầu lành.
– Kích thước vết loét khoảng 1cm.
2. Các cách trị nhiệt miệng tại nhà
2.1. Cách trị nhiệt miệng tại nhà với baking soda
Baking soda là loại muối giúp người nhiệt miệng cân bằng độ pH, giảm viêm và khiến vết loét nhanh lành hơn. Nhờ vào khả năng sát khuẩn và làm sạch vết thương nên Baking soda hoàn toàn có thể điều trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà với thời gian chỉ sau 1 đến 2 ngày.
Bạn có thể sử dụng chúng để súc miệng tại nhà theo cách sau:
– Hòa tan khoảng 5g banking soda vào 230ml nước.
– Súc miệng với dung dịch đã hòa trong khoảng từ 15 đến 30 giây sau đó nhổ ra.
– Súc miệng khoảng vài giờ một lần nếu tình trạng viêm nặng.
Mặc dù là loại muối nở chữa nhiệt miệng hiệu quả nhưng bạn không nên lạm dụng bởi nếu dùng nhiều sẽ gây đau rát cho nướu và răng nhiều hơn.
2.2. Cách trị nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong là sản phẩm có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo như nghiên cứu vào năm 2014, mật ong có hiệu quả tốt trong việc làm lành vết nhiệt miệng hỗ trợ giảm đau, viêm và sưng đỏ. Nguyên liệu tự nhiên này có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.
Bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng tại nhà như sau:
– Thoa trực tiếp: Sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn có thể dùng một lượng nhỏ mật ong thoa trực tiếp bằng tăm bông lên vết loét. Một ngày nên thoa từ 3 – 4 lần, ở lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy rát nhưng sau đó cảm giác đau rát sẽ giảm dần trong những lần tiếp theo.
– Ngậm mật ong tại chỗ: Bên cạnh việc thoa trực tiếp bạn có thể dùng mật ong để súc miệng. Pha mật ong với nước ấm sau đó ngậm và súc miệng trong khoảng từ 1 – 2 phút, sau đó bạn có thể súc miệng lại bằng nước sạch.
2.3. Trị nhiệt miệng tại nhà bằng oxy già
Oxy già sẽ giúp làm sạch vết loét và giảm vi khuẩn trong miệng cho vết loét trong miệng nhanh lành hơn. Để điều trị nhiệt miệng tại nhà bằng oxy già bạn có thể thực hiện như sau:
– Pha loãng dung dịch oxy già 3% với một lượng nước phù hợp.
– Thấm dung dịch bằng tăm bông hoặc bông gòn.
– Thoa trực tiếp dung dịch này lên phía trên vết loét vài lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng oxy già để súc miệng khoảng 1 phút sau đó nhổ ra và súc lại bằng nước sạch.
Ngoài ra còn có rất nhiều các phương pháp điều trị nhiệt miệng khác dựa trên những nguyên liệu an toàn dễ kiếm nhằm tránh sự khó chịu, đau đớn trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
3. Những lưu ý khi điều trị nhiệt miệng tại nhà
Nhiệt miệng mặc dù rất nhanh khỏi tuy nhiên khi điều trị bạn cũng cần phải lưu ý:
– Sử dụng nguyên liệu sạch và an toàn.
– Lắng nghe ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thực hiện.
– Không tự ý sử dụng thuốc nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.
– Không sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa chất sodium lauryl sulfate. Bởi đây có thể là một chất gây ra tình trạng nhiệt miệng và làm tái phát nhiệt miệng.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng các bàn chải có đánh lông mềm.
– Hạn chế ăn các đồ cay nóng, chiên dầu.
Ngoài ra, những vết loét không có dấu hiệu phục hồi sau 3 tuần hoặc xuất hiện bất thường bạn nên đi khám bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.