Dính thắng lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm sinh ít được biết đến. Tình trạng này tuy không nguy hiểm, song lại tác động tiêu cực tới khả năng ăn uống và phát âm của trẻ. Vậy dính thắng lưỡi có ảnh hưởng như thế nào và làm sao để điều trị?
Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng tham khảo thông qua trường hợp của bé B.Đ.C (6 tháng tuổi) dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi là tình trạng dây thắng lưỡi bị ngắn, dày hoặc căng. Điều này khiến cho các cử động của lưỡi trở nên hạn chế hơn. Lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và phát âm của trẻ.
Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ được phát hiện bị tật thắng lưỡi ngay trong tháng đầu sau sinh khi đi tiêm chủng hoặc thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp được phát hiện muộn hơn. Bé B.Đ.C là một trong những ví dụ điển hình.
Ở thời điểm 6 tháng tuổi, ba mẹ Đ.C nhận thấy con có dấu hiệu gặp khó khăn khi bú. Con chậm lên cân và phát âm khó khăn. Mỗi lần bú mẹ con thường ăn rất lâu. Thời gian đầu ba mẹ cho rằng đây chỉ đơn thuần là các triệu chứng biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên sau một thời gian quan sát, ba mẹ Đ.C phát hiện:
– Cử động lưỡi của con khá hạn chế và không linh hoạt
– Đầu lưỡi ngắn, không thè ra được bên ngoài môi
– Khi con khóc, đầu lưỡi có hình gần giống trái tim
– Khi con thè lưỡi, đầu lưỡi có hình nhọn hoặc vuông
Theo tư vấn của một số người quen, ba mẹ Đ.C quyết định đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân.
2. Quá trình điều trị
2.1 Thăm khám và chẩn đoán
Sau khi thăm khám tại Thu Cúc TCI, bác sĩ phát hiện bé Đ.C bị dính thắng lưỡi ở mức độ 3.
Trong đó:
– Mức độ 1: Dính nhẹ (thắng lưỡi từ 12 – 16 mm)
– Mức độ 2: Dính trung bình (thắng lưỡi từ 8 – 11 mm)
– Mức độ 3: Dính nặng (thắng lưỡi từ 3 – 7 mm)
– Mức độ 4: Dính hoàn toàn (thắng lưỡi dưới 3 mm)
Thông thường, thắng lưỡi bị dính ở mức độ 1 và 2 có thể nới lỏng theo thời gian. Do đó, khi trẻ lớn lên tình trạng này sẽ tự biến mất mà không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên bắt đầu từ cấp độ 3 trở đi tật đã tiến triển nghiêm trọng. Vì vậy cần có phương án điều trị sớm và phù hợp nhất cho bé Đ.C.
Nếu kéo dài có thể sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Thậm chí khó điều trị và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, khả năng phát âm của con sau này.
2.2 Phương án điều trị dính thắng lưỡi
Theo bác sĩ, giải pháp hiệu quả ở thời điểm hiện tại là tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho Đ.C. Thực tế, trẻ từ trên 5 tháng tuổi là đã có thể thực hiện được phẫu thuật này. Do đó, đây là thời điểm rất thích hợp để cắt thắng lưỡi cho con.
Đối với độ tuổi của Đ.C, phương pháp phẫu thuật Plasma Plus là vô cùng phù hợp. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và cắt thắng bằng dao Plasma. Thời gian phẫu thuật diễn ra nhanh chỉ trong khoảng vài phút. Sau đó, con vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt hoàn toàn bình thường.
Việc phẫu thuật cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu để lâu lưỡi sẽ xuất hiện ngày càng nhiều mạch máu. Việc chữa trị cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Con bị mất nhiều máu và đau đớn hơn nếu phẫu thuật muộn. Thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý sau này.
Dưới sự tư vấn của các bác sĩ, ba mẹ Đ.C đã quyết định cho con cắt thắng lưỡi ngay.
2.3 Quy trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bé Đ.C cần đảm bảo nhịn ăn/uống trong vòng 6h. Đồng thời con được làm một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe. Các chỉ số đều bình thường và cho thấy có thể thực hiện phẫu thuật được.
Đầu tiên, bác sĩ và cả ekip sẽ tiến hành gây mê cho con với liều lượng cực kỳ thấp. Sau khi thuốc mê có tác dụng, bác sĩ thực hiện cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma. Loại dao này được tích hợp tính năng hàn đồng thời giúp hàn các mạch máu nhỏ li ti. Do đó con sẽ không bị đau hay chảy máu khi thực hiện.
Thời gian phẫu thuật diễn ra tương đối nhanh chỉ trong khoảng 1 – 2 phút. Cả quy trình (bao gồm cả thời gian gây mê) kéo dài chưa đầy 15 phút.
Sau tiểu phẫu, Đ.C được đưa về phòng theo dõi trong vòng 1 giờ. Trong thời gian này không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Vì vậy, sau đó con được xuất viện về ngay trong ngày. Khi về nhà, con tỉnh táo, có thể ăn và bú mẹ hoàn toàn bình thường.
Trước khi về, bác sĩ dặn dò ba mẹ Đ.C:
– Cần tuân thủ theo đúng liệu trình thuốc mà bác sĩ đã kê
– Không cho con cắn hoặc ngậm các vật cứng. Tránh làm tổn thương vị trí phẫu thuật và gây ra chảy máu.
– Không cho con sờ vào vị trí cắt để hạn chế xảy ra nhiễm trùng
– Vệ sinh miệng cho con sau khi ăn để làm sạch miệng
– Sau phẫu thuật, tại vị trí cắt thắng lưỡi có thể sẽ xuất hiện vết màu trắng. Với tình trạng này cha mẹ không nên quá lo lắng vì hiện tượng thường sẽ hết sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu chảy máu bất thường thì cần đưa con quay lại khám ngay để được xử lý kịp thời.
Như vậy trên đây là một trong những trường hợp phẫu thuật cắt thắng lưỡi điển hình mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về tật dính thắng lưỡi. Nếu có câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi sớm để được tư vấn và giải đáp nhé!