Xơ gan là gì? Xơ gan là bệnh về gan do các mô tế bào gan bị tổn thương liên tục trong thời gian dài, dần đến mất chức năng gan. Cùng Bệnh viện Thu Cúc tìm hiểu kỹ hơn về xơ gan qua bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Xơ gan là gì?
Xơ gan là bệnh mạn tính của gan do các mô tế bào gan bị tổn thương dần bị thay thế bằng mô xơ, sẹo. Các tế bào gan chết đi và có sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng ở gan.
2. Phân loại bệnh xơ gan
Dựa vào các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh mà xơ gan được phân loại như sau:
2.1 Giai đoạn 1 xơ gan là gì
Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, là tình trạng gan đã bị viêm nhưng không có dấu hiệu tổn thương. Gan vẫn thực hiện được các chức năng quan trọng của nó.
Các tế bào gan bị viêm nên gan tự cố gắng đảo ngược quá trình viêm và bắt đầu hình thành sự xơ hóa. Xơ gan còn bù kéo dài trong suốt nhiều năm và thường không biểu hiện triệu chứng.
Triệu chứng xơ gan ở giai đoạn 1 nếu có cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau hạ sườn phải… Sự xơ hóa là chưa nhiều dù gan bị tổn thương. Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị đúng cách sớm thì gan vẫn có thể hồi phục như bình thường.
2.2 Giai đoạn 2 xơ gan
Sang giai đoạn 2, áp lực tĩnh mạch cửa tăng dần. Xuất hiện nhiều mô xơ hóa hơn. Lúc này cần loại bỏ dứt điểm nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể tăng cơ hội khỏi bệnh. Các triệu chứng bệnh bắt đầu nặng hơn, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, hụt sức…
2.3 Giai đoạn 3 xơ gan là gì
Giai đoạn 3 hay còn gọi là xơ gan mất bù, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện hiện tượng xơ gan cổ trướng. Tăng nhanh lượng dịch tại ổ bụng báo hiệu gan bị xơ hóa nhiều. Khi đã bước sang giai đoạn mất bù, gan không thể trở lại bình thường được nữa. Ghép gan là phương pháp được đề xuất để chữa khỏi bệnh.
Có rất nhiều dấu hiệu đáng chú ý gồm: Mệt mỏi, da vàng, nhợt nhạt, thở gấp, ăn không ngon miệng, sụt cân nhanh. Các dấu hiệu ngoài da như: Viêm da, ngứa không hồi phục, Eczema, phù chân, mắt cá. Các dấu hiệu bên trong như đường huyết tăng giảm thất thường. Dấu hiệu sang giai đoạn cuối.
2.4 Giai đoạn 4 xơ gan
Quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn khi xơ gan chuyển sang giai đoạn 4. Xuất hiện các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, áp lực tăng tĩnh mạch cửa, bệnh não gan. Nếu không phát hiện sớm những dấu hiệu này thì người bệnh không thể tiến hành ghép gan.
Thời gian sống của người bệnh rơi vào khoảng 12 tháng. Dấu hiệu nhận biết giống giai đoạn 3 và thêm các triệu chứng như: Mệt mỏi về tinh thần, rất buồn ngủ, lòng bàn tay son, thay đổi tính cách, sốt cao, suy thận dẫn tới thiểu niệu, viêm màng bụng…
Hiện chưa có phương pháp điều trị cho xơ gan giai đoạn 4. Bởi vậy nên cần phát hiện sớm xơ gan và điều trị sớm nhất có thể trước khi bệnh nặng. Khi xuất hiện các dấu hiệu nhẹ, người bệnh cũng nên đi khám để điều trị các vấn đề về gan.
3. Làm thế nào để phát hiện sớm xơ gan là gì?
Phát hiện sớm là yếu tố quan trọng giúp điều trị xơ gan có hiệu quả hơn, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
3.1 Phát hiện xơ gan qua triệu chứng
Bệnh nhân xơ gan thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng có một số dấu hiệu cần lưu ý khi gan bị tổn thương nặng hơn. Người bệnh có sự thay đổi về trí tuệ như gặp vấn đề về trí nhớ, mất tập trung. Phụ nữ mắc xơ gan có thể không có kinh nguyệt. Nam giới xơ gan có thể mất khả năng quan hệ tình dục, ngực chảy xệ và phát triển.
Một số triệu chứng đáng lưu ý như: Nôn ra máu, yếu cơ, nước tiểu nâu, sốt. Bệnh lý về xương, xương dễ gãy. Người bệnh xơ gan có thể có dấu hiệu của bệnh khác hoặc không biểu hiện toàn bộ triệu chứng. Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất các vấn đề về gan.
3.2 Phát hiện xơ gan qua nguyên nhân
Bệnh gan muốn thành xơ gan cần trải qua một thời gian. Một số nguyên nhân gây bệnh xơ gan mà bạn cần tránh như: Lạm dụng rượu bia, viêm gan mạn tính như viêm gan B, C.
3.3 Phát hiện xơ gan qua xét nghiệm
Bệnh gan đã tiến triển xơ gan thì điều trị thường khó khăn, tiên lượng bệnh xấu. Cách tốt nhất là định kỳ sàng lọc gan mật 1 năm tối thiểu 2 lần. Chi phí khám định kỳ rẻ hơn nhiều so với điều trị bệnh lý về gan. Phát hiện nguyên nhân gây tổn thương gan sẽ giúp ích rất nhiều cho điều trị.
4. Cách phòng ngừa bệnh xơ gan là gì?
Bệnh xơ gan tuy khó chữa khỏi nhưng dễ phòng tránh bằng các biện pháp đơn giản. Để ngừa xơ gan, cách tốt nhất là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, tạo các thói quen tốt trong sinh hoạt. Phòng tránh các nguyên nhân có thể gây ra xơ gan phổ biến:
– Hạn chế sử dụng rượu, bia: Kiểm soát lượng đồ uống có cồn tiêu thụ và tần suất sử dụng bia rượu để không gây hại cho sức khỏe. Trường hợp có bệnh lý về gan, người bệnh cần kiêng rượu bia hoàn toàn.
– Chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi trong dinh dưỡng hàng ngày. Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo và giảm muối trong chế độ ăn. Không ăn sống các loại hải sản có vỏ vì nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng mang nhiều bệnh nguy hiểm. Thực hiện ăn chín uống sôi.
– Không để thừa cân, béo phì, duy trì chỉ số cân nặng hợp lý
– Tạo thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút
– Không hút thuốc lá gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe
– Tiêm vắc xin phòng các bệnh về gan như viêm gan A, B
– Tiêm phòng cúm hàng năm, có thể tiêm phòng viêm phổi.
– Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc hoặc dùng sai liều gây ảnh hưởng đến gan.