Tình trạng xơ gan cổ trướng cho thấy bệnh gan đã tiến triển nghiêm trọng. Lúc này, chức năng gan gần như mất hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy bệnh nhân xơ gan cổ trướng có chữa được không? Có cách nào ngăn chặn sự phát triển của bệnh không?
Menu xem nhanh:
1. Xơ gan cổ trướng có chữa được không?
Hiện tượng chất lỏng trong khoang bụng tích tụ được y học gọi là tình trạng cổ trướng, thường gặp ở những người xơ gan giai đoạn cuối. Vì thế, giai đoạn này thường được gọi là xơ gan cổ trướng.
Sự phát triển của cổ trướng cho thấy bệnh gan tiến triển nghiêm trọng. Khi cơ thể có những dấu hiệu xơ gan cổ trướng, bệnh nhân không còn cơ hội chữa khỏi hoàn toàn vì lúc này gan đã xơ hóa và không thể thực hiện chức năng giải độc như bình thường. Việc điều trị bây giờ chủ yếu nhằm giúp người bệnh giảm đau đớn, giảm biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra và ngăn không cho bệnh phát triển thành ung thư. Lúc này bệnh nhân có thể xem xét ghép gan.
2. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan cổ trướng
Xơ gan là nguyên nhân phổ biến nhất của cổ trướng. Nhưng các bệnh lý khác như suy thận, suy tim, ung thư, nhiễm trùng cũng có thể góp phần gây ra cổ trướng. Cổ trướng là do sự kết hợp của áp lực tăng cao trong các tĩnh mạch chạy qua gan (tăng áp lực tĩnh mạch cửa). Từ đó, làm giảm chức năng gan do sẹo gan, tức là xơ gan.
Các yếu tố khác có thể góp phần gia tăng nguy cơ mắc xơ gan cổ trướng bao gồm:
– Nhiễm virus như viêm gan B hoặc viêm gan C
– Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn
– Ung thư các cơ quan ở vùng bụng
– Suy thận
– Suy tim sung huyết
3. Các triệu chứng cho thấy cơ thể đã mắc xơ gan cổ trướng
Hầu hết bệnh nhân xơ gan cổ trướng đã phần đều thấy chướng bụng và tăng cân nhanh chóng. Một số người có thể gặp tình trạng sưng mắt cá chân, khó thở do chất lỏng tích tụ quanh phổi. Các triệu chứng hoặc biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm:
– Đau bụng, khó chịu và khó thở: Những hiện tượng này có thể xảy ra khi có quá nhiều chất lỏng tích tụ trong khoang bụng. Điều này có thể hạn chế khả năng ăn uống và thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
– Nhiễm trùng: Đây được gọi là viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát (SBP). Viêm phúc mạc thường gây ra đau bụng, sốt hoặc buồn nôn. Nếu không được chẩn đoán hoặc điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy thận, nhiễm trùng máu nặng hoặc rối loạn tâm thần. Chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách lấy một mẫu chất lỏng từ khoang bụng.
– Thoát vị rốn và thoát vị bẹn liên quan đến cổ trướng: Áp lực do dịch tích tụ trong ổ bụng tăng cao có thể dẫn đến sự phát triển của thoát vị rốn và thoát vị bẹn có thể gây khó chịu ở bụng.
– Tích tụ chất lỏng trong ngực: Đây được gọi là tràn dịch màng gan và chất lỏng trong ổ bụng tràn vào các khoang phổi (chủ yếu là ở bên phải) ngoài khoang bụng. Tình trạng này có thể dẫn đến khó thở khi gắng sức hoặc đôi khi cả khi nghỉ ngơi.
– Chân có thể sưng phù, khi ấn vào có vết lõm và vài phút sau vết lõm mới hết.
– Đại tiện ra phân đen do dịch cổ trướng ứ đọng trong bụng.
– Da vàng nhẹ, sau đó vàng đậm hơn và lan ra toàn thân.
– Hôn mê, lúc ngất lúc tỉnh do gan không lọc được ammoniac nên não bị nhiễm độc.
– Giai đoạn xơ gan cổ trướng có thể nhanh chóng phát triển và chuyển sang ung thư. Người bệnh có thể tử vòn chỉ trong một thời gian ngắn.
4. Các phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng
Sự phát triển của cổ trướng nói chung cho thấy rằng gan không còn hoạt động tốt. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm sau khi phát triển cổ trướng chỉ là 30 – 40%. Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng tùy thuộc vào tình trạng và các triệu chứng bệnh khi phát hiện ra.
4.1. Giảm lượng muối ăn vào
Bước quan trọng nhất để điều trị cổ trướng là giảm nghiêm ngặt lượng muối ăn vào. Lượng muối được giới hạn ở mức 4-5 gam mỗi ngày (2.000 mg natri) hoặc ít hơn. Lượng muối trong các loại thực phẩm khó xác định nên thông thường. Vì vậy, bệnh nhân bị cổ trướng nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn về các loại thực phẩm cần tránh.
Bệnh nhân có thể sử dụng chất thay thế muối. Nhưng điều cần thiết là chọn loại không chứa kali vì nồng độ kali có thể tăng lên khi dùng một số loại thuốc điều trị cổ trướng. Điều quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng chất thay thế muối nào an toàn hơn.
4.2. Dùng thuốc điều trị cổ trướng
Thông thường, bệnh nhân xơ gan cổ trướng sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị. Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng là spironolactone (Aldactone), furosemide (Lasix). Liều lượng của chúng được điều chỉnh thích hợp tùy từng bệnh nhân.
Những viên thuốc lợi tiểu này có thể gây ra các vấn đề về điện giải trong máu (nồng độ natri và kali). Do đó có thể phải theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm máu. Thuốc chỉ có tác dụng khi chúng được uống cùng với lượng muối hạn chế.
4.3. Chọc dịch cổ trướng
Khi sự tích tụ chất lỏng không thể được điều trị tối ưu bằng thuốc và chế độ ăn hạn chế muối, bệnh nhân có thể yêu cầu loại bỏ một lượng lớn chất lỏng bằng cách chọc hút dịch để giảm các triệu chứng.
Phương pháp khác như bác sĩ X quang đặt một ống dẫn lưu trong gan (gọi là TIPS) để ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng đáng kể từ cổ trướng có thể được áp dụng cho những bệnh nhân khó điều trị cổ trướng.
5. Cách phòng tránh mắc bệnh xơ gan cổ trướng
Nếu bạn bị xơ gan, bạn có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc các vấn đề và biến chứng khác. Bao gồm các lời khuyên như sau:
– Hạn chế hoặc bỏ hẳn việc sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn
– Hạn chế hoặc bỏ hẳn việc sử dụng thuốc lá
– Hãy giữ cơ thể ở trọng lượng cho phép, giảm cân nếu thừa cân, béo phì
– Hãy tập thể dục thường xuyên, nhất là các môn vận động ngoài trời
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống sạch sẽ để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng
– Có một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sụt cân, thiếu dinh dưỡng
– Cắt giảm lượng muối dư thừa trong bữa ăn hàng ngày, giúp giảm nguy cơ sưng phù ở chân, bàn chân và bụng do tích tụ chất lỏng.
Tóm lại, với câu hỏi xơ gan cổ trướng có chữa được không thì câu trả lời là không. Bệnh nhân chỉ có thể tiến hành điều trị giảm triệu chứng hoặc ngăn không cho bệnh phát triển. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy chủ động phòng tránh mắc bệnh nguy hiểm này.